THÔNG TIN NÓNG:

Văn hóa doanh nghiệp? top 5 ví dụ về văn hóa doanh nghiệp

Điều gì khiến doanh nghiệp tạo được tên tuổi thương hiệu và lòng tin đối với công chúng? Chất lượng, sản phẩm dịch vụ tốt? Đãi ngộ hàng đầu

Điều gì khiến doanh nghiệp tạo được tên tuổi thương hiệu và lòng tin đối với công chúng? Chất lượng, sản phẩm dịch vụ tốt? Đãi ngộ hàng đầu?...Và hơn cả chính là một văn hóa doanh nghiệp được gây dựng và thực hiện theo một quy trình bài bản và quy mô. Cùng tìm hiểu sự tầm quan trọng của văn hóa trong doanh nghiệp và những điều thú vị xoay quanh vấn đề này nhé!

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là một định nghĩa được phát triển từ nền tảng văn hóa nói chung; bao gồm giá trị, niềm tin, hình thức được tổ chức bồi đắp và gây dựng trong suốt thời gian dài. Từ đó, mọi người trong doanh nghiệp luôn công nhận quy chuẩn ấy; suy nghĩ, nói, hành động theo như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người đang làm việc tại đây. Điều này có quyết định khá nhiều đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp và gì? Có cần thiết phải gây dựng văn hóa cho doanh nghiệp?

Biểu hiện của văn hóa trong doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố chính sau đây:

  • Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,…
  • Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức.

Khái niệm văn hoá doanh nghiệprất đa dạng và có nhiều cách hiểu khác nhau, ta có thể tham khảo qua một vài quan điểm định nghĩa như sau:

“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”.(Gold, K.A.).

“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”.(Kotter, J.P. & Heskett, J.L.).

“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”.(Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.).

TheoGiáo trình văn hóa doanh nghiệp Kinh Tế Quốc Dân: “Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không thể muốn mà xây dựng được ngay trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những quan niệm giá trị, xu hướng tâm lý và sắc thái văn hoá chung của doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn, phát hiện những hành vi tiêu biểu, những giá trị cao đẹp…khuyến khích mọi người làm theo, thực hiện, duy trì và nuôi dưỡng lâu bền để trở thành thành truyền thống, tập tục, và những thói quen không gì thay đổi được.”

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những yếu tố gì?

Theo nhà báo John Coleman - một chuyên gia nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực doanh nghiệp và văn hóa đã quan sát và nhận định rằng có ít nhất 6 yếu tố tạo nên nền tảng của một văn hóa doanh nghiệp vĩ đại. Việc tích hợp các yếu tố đó chính là bước đầu tiên để xây dựng một nền văn hóa khác biệt, tạo đà để một tổ chức lâu dài phát triển trường tồn.

Tầm nhìn

Peter Senge từng nói rằng:“Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Đối với công chúng, họ luôn có thiện cảm với một doanh nghiệp, tổ chức biết rằng mì

Tầm nhìn chính là chìa khóa thành công đầu tiên của doanh nghiệp

Tầm nhìn chính là chìa khóa thành công đầu tiên của doanh nghiệp

Dịch virus Corona - Làm việc tại nhà – Giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp thời điểm dịch virus Corona bùng phát?

Ví dụ, một công ty về sản xuất nước rửa chén định hướng sẽ nỗ lực đem tới cho người dùng sản phẩm nước rửa thân thiện với người dùng cùng chiết xuất 100% thiên nhiên giúp bảo vệ môi trường. Đây chính là tầm nhìn có giá trị của công ty đó.

Tầm nhìn chính là nền tảng để kiến tạo nên văn hóa doanh nghiệp, là kim chỉ nam để dẫn lối doanh nghiệp đi trên con đường phát triển đúng đắn.

Giá trị văn hóa

Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp chính là giá trị mà công ty, doanh nghiệp ấy đem lại cho đại chúng. Giá trị được lấy làm thước đo, làm tiêu chuẩn để cân chỉnh hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn doanh nghiệp để ra. Các giá trị của doanh nghiệp cơ bản xoay quanh các chủ đề quen thuộc như: nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp,…

Sự độc đáo và tính thiết thực mà doanh nghiệp mang lại sẽ góp phần tích lũy nên vốn văn hóa đúng đắn. Ví dụ như trongvăn hóa doanh nghiệp của Google, giá trị của họ đơn giản chỉ là câu slogan hàm chứa quy tắc nổi tiếng "Đừng trở thành cái ác - Don't be evil” cùng bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng”. Chính những điều này đã góp phần tạo nên một đế chế Google hùng mạnh, sống mãi suốt những thập kỷ biến động qua.

Thực tiễn văn hóa

Văn hoá doanh nghiệp mạnh là gì?Ấy là sự kết hợp hoàn hảo giữa lý thuyết và thực tiễn. Tầm nhìn và giá trị luôn là những lý thuyết cao cả và tốt đẹp nhưng quan trọng hơn cả những điều ấy cần được biến thành hành động và tạo thành kết quả. Giá trị sẽ tỏa sáng hơn khi chúng được đặt cạnh thực tiễn của chính doanh nghiệp ấy. 

Con người

Con người chính là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển doanh nghiệp

Con người chính là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển doanh nghiệp

Con người luôn là nền tảng của sự phát triển. Người nào sẽ đưa ra tầm nhìn? Ai sẽ chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? Nhân sự nào sẽ sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị đó? Suy cho cùng con người sẽ là người đặt ra văn hóa và quay lại thực hiện, phát triển văn hóa ấy!

Tiến sĩ Steven Hunt (thuộc công ty Monster) nói rằng:“Những người ứng tuyển mà phù hợp với văn hóa công ty sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Một người mà sống trong văn hóa họ yêu thích thì họ sẽ gắn bó lâu dài hơn và góp phần củng cố nền văn hóa mà tổ chức sẵn có”.

Sức mạnh của câu chuyện văn hóa

Nếu văn hóa của doanh nghiệp được thuật lại dưới dạng câu chuyện theo dòng lịch sử thì sẽ gây được ấn tượng cực mạnh không chỉ riêng với nội bộ mà còn lan toàn ra với công chúng. Dễ hiểu vì saovăn hóa doanh nghiệp của Samsungluôn được truyền tải qua các Viral Video và gây tiếng vang trên toàn thế giới.

Hãy kể cho tôi nghe về câu chuyện doanh nghiệp của bạn!

Hãy kể cho tôi nghe về câu chuyện doanh nghiệp của bạn!

IPO là gì? Khám phá những thương vụ IPO nổi tiếng nhất trên thế giới

Hayvăn hóa doanh nghiệp của Pepsicovà Coca Cola được truyền lại cho thế hệ sau từ những bài học lịch sử đáng giá, để giờ đây chúng đều trở thành kỷ niệm di sản của chính hai đối thủ cạnh tranh truyền kiếp ấy.

Môi trường làm việc “mở” 

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là “trái ngọt” trong quá trình xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự cũng là hướng đi cần được gây dựng.

Unilever chính là một trong những tập đoàn hàng đầu tạo nên môi trường làm việc khiến ai cũng mơ được được trải qua một lần trong đời.Văn hóa doanh nghiệp của Unileverrất trẻ trung và tràn đầy nhiệt huyết, họ đề cao ý tưởng hơn là những lối mòn thường thấy, đây cũng chính là bước đệm để tập đoàn khẳng định vị thế của mình trên thị trường FMCG toàn thế giới. 

Vai trò của văn hoá doanh nghiệp. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Sau khi tìm hiểu những yếu tố cấu thành nên văn hóa trong doanh nghiệp, ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của nền tảng này trong quá trình gây dựng và phát triển doanh nghiệp. Thực tế chứng minh, đa số các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đều có riêng cho mình bộ văn hóa ứng xử và làm việc riêng. Vậy, văn hóa doanh nghiệp có những vai trò nào trong tổ chức?

Giảm xung đột, tạo kết nối

Văn hóa trong doanh nghiệp khiến con người kết nối gần nhau hơn

Văn hóa trong doanh nghiệp khiến con người kết nối gần nhau hơn

Văn hóa doanh nghiệp là chất keo tốt nhất giúp gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Khi có một văn hóa chung, các thành viên sẽ có xu hướng thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Vì thế khi vướng mắc xung đột, văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Điều phối và kiểm soát

Văn hóa của doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện mang tính tự hào hoặc giáo dục; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, doanh nghiệp sẽ dựa theo văn hóa nền tảng thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

Tạo động lực làm việc

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên nhận thức rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc, gây dựng nên môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Đặc biệt, chúng còn giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp.

Tác phong làm việc chuyên nghiệp hóa sẽ giúp hiệu suất công việc tăng cao

Tác phong làm việc chuyên nghiệp hóa sẽ giúp hiệu suất công việc tăng cao

Điều này vô cùng ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến tại nước ta. Thực chất qua nhiều cuộc khảo sát, phỏng vấn, lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, nhân viên sẵn sàng lựa chọn môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng hơn dù mức lương có thấp hơn.

Lợi thế cạnh tranh, định vị thương hiệu 

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

Đồng thời, văn hóa trong doanh nghiệp chính là hoạt động truyền thông nội bộ được các doanh nghiệp lớn cực kỳ chú trọng. Chúng giúp doanh nghiệp làm giàu thêm giá trị thương hiệu của mình, định vị bản sắc đậm nét hơn trong lòng nhân viên và công chúng, khách hàng.

Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam đang ngày càng phát triển và xuất hiện hàng loạt các doanh nghiệp lớn có tiếng như FPT, Vinamilk, Viettel,...Đây đều là những cái tên nổi tiếng có văn hóa doanh nghiệp đầy đủ và mang bản sắc riêng. 

Không chỉ thế, các doanh nghiệp vừa tại Việt Nam cũng khá quan trọng vấn đề này trong lộ trình phát triển và mở rộng của mình. Ngay từ những bước đầu gây dựng, các CEO đã đặt nền móng về văn hóa ứng xử, tác phong làm việc cho từng nhân viên để tạo nên hệ nhất quán trong tổ chức cũng như nền tảng để phát triển thành văn hóa doanh nghiệp cho sau này.

Roto là gì? Stato là gì? Cấu tạo và công dụng của từng loại

TAGS
Scroll To Top