THÔNG TIN NÓNG:

Lãi suất vay ngân hàng mới nhất hiện nay Cập nhật 27/04/2024

Việc so sánh lãi suất vay ngân hàng nhằm giúp người vay chọn được sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu của bản thân. Đặc biệt, với lãi suất áp dụng, người vay có kế hoạch trả nợ đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt tài chính của mình.

Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Lãi suất vay ngân hàng là số tiền lãi bạn cần phải đóng thêm hàng năm so với số tiền bạn đã vay, được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với số tiền trong vốn vay. Mức lãi suất của từng ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào các chính sách và kế hoạch của ngân hàng, tuy nhiên vẫn phải tuân theo quy định của ngân hàng nhà nước. 

Hiện nay, mức lãi suất vay tại các ngân hàng thương mại (NHTM) thường lên đến 45% một năm, tùy thuộc vào từng ngân hàng, ưu đãi, hình thức vay, tính chất khách hàng hoặc cách tính lãi suất. Cụ thể vay tín chấp có lãi suất cao hơn so với vay thế chấp, từ 16 – 45%/năm; vay thế chấp có lãi suất thấp hơn, từ 8 – 12%/năm.

lai-suat-ngan-hang-la-gi

Lãi suất vay ngân hàng là gì

Lãi suất vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay từ ngân hàng nhưng không có tài sản đảm bảo thế chấp. Chính vì vậy, mức lãi suất vay tín chấp sẽ cao hơn để bù vào phần rủi ro. Lãi suất vay tín chấp sẽ được tính tuỳ vào gói vay, tuy nhiên thường sẽ giữ ở mức cố định trong suốt khoảng thời gian vay vốn và sẽ giảm dần tính theo dư nợ. 

Lãi suất vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay vốn nhưng có tài sản đảm bảo. Khác với vay tín chấp, vay thế chấp thường sẽ có mức lãi suất thấp hơn. Hạn mức cho phép khi vay thế chấp khá cao nên khách hàng thường ưa chuộng những sản phẩm vay thế chấp gồm vay mua xe, mua nhà, kinh doanh... 

Thông thường, lãi suất vay thế chấp sẽ cố định trong thời gian đầu, thời gian và mức ưu đãi cụ thể sẽ tuỳ vào từng ngân hàng. Sau thời gian đầu cố định, mức lãi suất vay thế chấp sẽ được thả nổi theo lãi suất của thị trường.

So sánh lãi suất vay ngân hàng tín chấp và vay thế chấp mới nhất 27/04/2024

Vay tín chấp và vay thế chấp đều là hình thức cho vay của ngân hàng. Khi hiểu rõ về vay tín chấp và vay thế chấp, bạn sẽ dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình. Dưới đây là bảng so sánh giữa Vay tín chấp và Vay thế chấp. 

So sánh lãi suất vay ngân hàng tư nhân

Ngân hàng tư nhân là ngân hàng có vốn hoạt động toàn bộ thuộc về tư nhân. Ngân hàng tư nhân có chính sách, chiến lược hoạt động riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo nằm trong sự quản lý của Ngân hàng Nhà Nước về lãi suất, tiền vay hay các chính sách khác. Danh sách ngân hàng tư nhân tại Việt Nam gồm: Techcombank, VPBank, ACB, TPBank, HDBank, Sacombank, VIB, SHB, OCB, MSB… 

Mời bạn cùng tham khảo một số lãi vay ngân hàng tư nhân mới nhất năm 2024:

So sánh lãi suất vay ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài là một loại hình công ty con do ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, được thành lập tại nước ngoài theo quy định luật pháp nước ngoài theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam như: Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Public Bank Việt Nam, Shinhan Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, UOB Việt Nam, Woori Việt Nam, Citibank Việt Nam, ANZ Việt Nam… 

Lãi suất vay ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới nhất năm 2023 như sau:

Bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng cập nhật mới nhất 27/04/2024

Ngân hàng

Lãi xuất chính chấp

Lãi xuất thế chấp

Lãi xuất mua nhà

Lãi xuất ô tô

Vietcombank

15%

7.7%

6.7%

11% - 12%

VietinBank

9.6%

7%

7.7%

8.5%

VIB

16%

10.2%

7.4%

8.3% - 11.5%

VPBank

từ 14%

10.6%

9.49%

8.9%

ACB

Từ 17.9%

từ 9.8%

7.5%

9.5%

Sacombank

từ 11%

từ 8.5%

7.5%

7.5%

BIDV

Từ 13.5%

từ 7.7%

7.7%

7.3%

TPbank

từ 17%

Từ 6.9%

7.7%

7.9%

MSB

9.6% - 15.6%

Chỉ từ 5.99%

8.99%

Từ 4.9% - 12% (tùy gói vay)

OCB

21%

Từ 5.99%

8% - 8.3%

15%

Hong Leong Bank

9% - 12%

13% - 15% (tùy gói vay)

Từ 7.79% - 11.39% (Đối với thế chấp bằng tiền gửi)

7.75%

7.92%

Standard Chartered

17% - 18%

6.49%

7.99%

6.19%

Woori bank

6%

7%

9.1% - 9.9%

7.8%

PVcombank

17.5% - 18%

6.8% - 7.49%

8.5% - 12.4%

5% (ưu đãi 6 tháng đầu)

12% (lãi suất các tháng sau)

HSBC

15.99%

từ 7.99%

---

từ 7.99%

Shinhan bank

8.4% - 13.2%

9.7% - 11.5%

9.7%

8.2%

UOB

13%

8.7%

9.99% - 11.49%

6.49%

Ngân hàng

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Vay mua ô tô

Vay mua nhà

Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác và nhanh nhất

Khi vay vốn ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay, khách hàng cần nắm được cách tính lãi suất vay ngân hàng để dễ dàng tính toán được số tiền phải trả hàng tháng cho khoản vay của mình, từ đó đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả.

Hiện nay, lãi suất cho vay được tính theo 2 phương thức chủ yếu sau: 

Lãi suất tính theo dư nợ gốc

Với cách tính lãi theo dư nợ gốc (dư nợ ban đầu) tiền lãi sẽ cố định hàng tháng, không thay đổi. Nghĩa là dù số tiền gốc có giảm theo từng kỳ trả gì tiền lãi vẫn cố định từ đầu kỳ cho đến cuối kỳ. Phương thức tính lãi này được áp dụng theo công thức như sau: 

Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng

Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng/thời gian vay

Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/Thời gian vay + tiền lãi trả hàng tháng

Ví dụ: Anh Tùng đi vay 100.000.000 VNĐ thời hạn 1 năm (12 tháng), lãi suất áp dụng là 12%/năm. Phương thức tính lãi theo dư nợ gốc (dư nợ ban đầu). Số tiền lãi phải trả hàng tháng sẽ như sau:

  • Tiền lãi phải trả hàng tháng = 100.000.000 * 12%/12 = 1.000.000 VNĐ
  • Số tiền anh Tùng phải trả hàng tháng = 100.000.000/12 + 1.000.000 = 9.333.333 VNĐ
  • Sau 12 tháng tổng số tiền (cả gốc và lãi) mà anh Tùng cần trả cho ngân hàng là 112.000.000 VNĐ (trong đó tổng tiền lãi là 12.000.000 đồng)

Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần

Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần là cách tính lãi suất được hầu hết các ngân hàng hiện nay áp dụng. Theo cách tính này, tiền lãi sẽ tính theo số dư nợ theo từng kỳ. Nghĩa là nếu tiền gốc giảm theo từng kỳ thì tiền lãi cũng sẽ giảm. Với cách tính này, công thức áp dụng như sau:

- Tiền gốc trả hàng tháng: Số tiền gốc/thời gian vay

- Số tiền lãi = Dư nợ gốc x Lãi suất vay

- Tiền lãi tháng đầu tiên = Số tiền vay ban đầu * lãi suất theo tháng

- Tiền lãi tháng thứ 2 = (số tiền gốc ban đầu - số tiền gốc đã trả tháng đầu tiên) * lãi suất theo tháng hoặc

= số dư nợ còn lại * lãi suất tháng

Các tháng tiếp theo tính tương tự

Ví dụ: Khách hàng A vay 500.000.000 VNĐ, trong thời hạn 3 năm, lãi suất 10%/năm. Phương thức tính lãi theo dư nợ giảm dần. Áp dụng công thức trên ta có thể tính được:

  • Tiền gốc hàng tháng khách hàng A phải trả là: 500.000.000/36 = 13.888.888,89 VND
  • Tiền lãi tháng đầu tiên khách hàng A phải trả là: 500.000.000 * 10%/12 = 4.166.666,67 VNĐ
  • Tiền lãi tháng thứ 2 khách hàng A phải trả là: (500.000.000 - 13.888.888,89) * 10%/12 = 4.050.925,93 VNĐ
  • Các tháng tiếp theo tính tương tự

Thông thường lịch trả nợ vay ngân hàng sẽ được ngân hàng công bố chi tiết đến khách hàng. Việc nắm cách tính lãi suất vay ngân hàng sẽ giúp khách hàng hiểu được cách tính mà ngân hàng cho vay đang áp dụng. Khi tính toán lãi suất cho vay, nếu thực hiện bằng tay sẽ gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục vấn đề này, khách hàng có thể sử dụng công cụ tính lãi vay trên website ngân hàng đang cho vay hoặc sử dụng công thức của các website về tài chính khác.

Các công cụ tính tiền lãi phải trả khi vay ngân hàng khá đơn giản, chỉ cần nhập các thông tin về số tiền vay, thời gian vay, lãi suất vay và lựa chọn hình thức tính lãi vay tương ứng là hệ thống sẽ trả về kết quả ước tính chi tiết số lãi bạn phải trả cho ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn.

Nắm rõ mức lãi suất vay ngân hàng hiện nay là cách giúp bạn lựa chọn được ngân hàng cho vay lãi suất thấp nhất, từ đó dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn để giải quyết các nhu cầu tiêu dùng cá nhân hoặc cá dự địn khác. Hiện nay các ngân hàng đang đang có nhiều chương trình ưu đãi giảm lãi suất, khách hàng nên cập nhật chi tiết để nắm rõ.

Bí quyết vay ngân hàng có lãi suất tốt nhất

Để vay tiền với mức lãi suất thấp khách hàng nên lựa chọn hình thức vay thế chấp. Ví dụ khi cần vay tiền để mua nhà, bạn có thể sử dụng chính căn nhà để làm tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo các mức lãi suất và các chính sách ưu đãi từ nhiều ngân hàng khác nhau để lựa chọn cho mình tổ chức cho vay phù hợp nhất.

lai-suat-3

Bí quyết vay ngân hàng có lãi suất tốt nhất

Trước khi ký kết hợp đồng vay vốn, bạn nên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Nếu chưa rõ điều nào, hãy trao đổi với nhân viên và yêu cầu cập nhật cụ thể, rõ ràng các cam kết ưu đãi trong hợp đồng. Đặc biệt, bạn cần quan tâm đến mức phí phạt cụ thể trên hợp đồng vay vốn. Trong trường hợp trả nợ quá hạn, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất từ 1,1 - 1,5 lần lãi suất bình thường. Trường hợp trả nợ trước hạn, ngân hàng sẽ áp dụng mức phí phạt từ khoảng 1 - 3% trên dư nợ.

Mặc dù cách tính lãi suất dựa trên dư nợ ban đầu thấp hơn so với dư nợ giảm dần, nhưng nếu xét tổng khoản tiền lãi mà bạn phải trả theo phương thức dư nợ ban đầu nhiều khi lại cao hơn so với phương thức tính lãi theo dư nợ giảm dần. Vậy nên khi vay vốn, bạn cần tìm hiểu và tính toán thật kỹ để xem xét trường hợp của mình áp dụng cách tính lãi nào sẽ có lợi hơn. 

Chọn thời hạn vay ngân hàng như thế nào thì được lợi nhất?

Thời hạn vay ngân hàng là khoảng thời gian từ lúc ký kết hợp đồng vay đến khi trả hết nợ. Thời hạn vay dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào mục đích vay, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo,...

Với thời hạn vay ngắn, số tiền gốc sẽ được rút giảm đi nhiều sau mỗi đợt trả nợ.,Theo đó, số tiền lãi phải trả ở kỳ sau sẽ thấp hơn nhiều so với kỳ trước đó.. Tuy nhiên số tiền gốc và lãi bạn cần phải trả hằng tháng sẽ khá cao. Bạn cần phải cân nhắc tính toán để  không bị áp lực trả nợ lớn, tránh việc mất cân bằng, giảm chất lượng cuộc sống cá nhân.

Với thời hạn vay dài, mức tiền bạn cần phải trả hằng tháng giảm đi rất nhiều. Bạn sẽ thoải mái hơn trong chi tiêu cá nhân và có nhiều lựa chọn  về mức lãi suất cố định ưu đãi từ ngân hàng. Tuy nhiên mức lãi suất bạn cần phải trả về lâu dài có thể sẽ cao hơn so với khoản vay có thời hạn ngắn.

Nên vay tiêu dùng tại ngân hàng hay qua công ty tài chính?

So sánh vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính

Cả hai hình thức vay trên đều có những ưu, nhược điểm khác nhau để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Sau đây là một số đặc điểm so sánh giữa vay qua ngân hàng và qua công ty tài chính:

lai-suat-vay-tieu-dung

So sánh vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính

Trên thực tế, khách hàng thường vay qua công ty tài chính để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng có giá trị nhỏ từ vài triệu đến vài chục triệu do thủ tục vay nhanh gọn, đơn giản. Ngược lại, vay qua ngân hàng sẽ phù hợp với các khoản vay có giá trị lớn hơn để hưởng lãi suất thấp.

Lãi suất vay qua công ty tài chính cao hơn ngân hàng

Mặc dù yêu cầu và thủ tục cho vay rất nhanh gọn, đơn giản nhưng hình thức vay qua công ty tài chính lại có lãi suất cao hơn so với lãi suất vay ngân hàng, nguyên nhân vì:

– Ngân hàng có nguồn vốn lớn, khả năng huy động vốn mạnh.

– Rủi ro khi cho vay cao: Bản chất vay tiêu dùng qua công ty tài chính là vay tín chấp, chủ yếu cho vay dựa trên uy tín cá nhân mà không cần tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, rủi ro khi cho vay của các công ty tài chính sẽ lớn hơn so với ngân hàng.

– Chi phí quản lý lớn: Các công ty tài chính thường cho vay với kỳ hạn ngắn từ 4- 8 tháng dẫn đến các chi phí thẩm định, quản lý khoản vay, đòi nợ… cũng cao hơn.

Lãi suất vay qua công ty tài chính cao hơn ngân hàng

Lãi suất vay qua công ty tài chính cao hơn ngân hàng

Cả hai hình thức vay tiêu dùng qua ngân hàng hay qua công ty tài chính đều có những ưu, nhược điểm riêng mà phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Dưới đây là bảng so sánh giữa hai hình thức vay tiêu dùng này mà Blogdoanhnghiep đã tổng hợp:

 Vay tiêu dùng qua ngân hàngVay tiêu dùng qua công ty tài chính
Thủ tục vayThủ tục vay tiêu dùng qua ngân hàng thường phức tạp hơn vì khách hàng phải chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của mình. Đồng thời, các khoản vay với số tiền lớn cần có tài sản đảm bảo.Thủ tục nhanh chóng, đơn giản. Khách hàng chỉ cần các giấy tờ nhân thân như căn cước công dân/chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,...
Hạn mức cho vayHạn mức cho vay cao hơn, có thể từ 10 triệu đồng cho đến 500 triệu đồng.Hạn mức cho vay thấp hơn, thường không vượt quá 100 triệu đồng.
Mục đích vayChỉ cho khách hàng vay với khoản tiền lớn để sửa chữa nhà, mua ô tô,...Đáp ứng nhu cầu vay rộng rãi cho khách hàng.
Lãi suất vayLãi suất vay thường thấp hơn, trung bình rơi vào khoảng 6 - 17%/năm.Lãi suất vay cao hơn, từ 12- 22%/năm.

Có thể thấy rằng việc vay vốn qua công ty tài chính nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều so với ngân hàng, từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn nên thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, việc trả tiền lãi hàng tháng khi vay qua công ty tài chính cũng dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, với đa dạng hình thức thanh toán online khác nhau. 

Những điều cần lưu ý gì khi vay tiền

Khi vay tiêu dùng, để lựa chọn được tổ chức cho vay phù hợp, nên lưu ý và tìm hiểu kỹ các thông tin về:

– Lãi suất và cách tính lãi suất;

– Các điều khoản trong hợp đồng vay về: thời hạn trả nợ, các khoản phí, phạt…

– Điều kiện tài chính và khả năng trả nợ.

Việc tìm hiểu kĩ về các hình thức vay sẽ giúp người vay lựa chọn cho mình hình thức vay phù hợp nhất. Đồng thời, dù vay ở bất kì tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào, người vay cũng nên trả nợ đúng hạn để tránh bị tính thêm lãi quá hạn hay bị và bị ghi nợ xấu trên trung tâm thông tin tín dụng CIC.

TAGS
Scroll To Top