THÔNG TIN NÓNG:

Sự khác nhau giữa Đội (Team) và Nhóm (Group)

Đội (Team) là một nhóm người không thể làm việc mà không phụ thuộc vào nhau. Tức là có sự phụ thuộc lẫn nhau cao. Trong khi đó, nhóm (group) không cần phải có sự phụ thuộc lẫn nhau.

Đội (Team) là gì?

Một đội được lập nên với mục tiêu rõ ràng, các thành viên có vai trò, nhiệm vụ nhất định, yêu cầu sự phối hợp lẫn nhau và có ảnh hưởng lớn đến kết quả về sau. Ngoài việc chia sẻ thông tin, các thành viên trong đội cũng chia sẻ trách nhiệm của nhiệm vụ chung. Đội luôn chịu trách nhiệm về kết quả (tức là kết quả của những nỗ lực chung của các thành viên trong đội).

Các thành viên trong đội có sự hiểu biết lẫn nhau với các thành viên khác. Họ có một mục tiêu đã được thống nhất và cách duy nhất để đạt được mục tiêu là làm việc cùng nhau. Họ làm việc cùng nhau để phát huy điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu bằng cách bổ sung cho nhau.

Đội (Team) là gì?

Cũng có thể hiểu đội là một số nhỏ các cá nhân có các kĩ năng bổ sung cho nhau, cam kết thực hiện một mục đích, mục tiêu hoạt động chung theo cách họ cùng chịu trách nhiệm. Một "team" thường có "teamleader" - đội trưởng với chiến lược, kế hoạch, sự phân chia nhiệm vụ và đòi hỏi sự kết nối, tương tác giữa các thành viên.        

Ví dụ: Đội bóng, đội hoàn thành một dự án, đội ngũ bác sĩ, đội ngũ quản lý, v.v…

Nhóm (Group) là gì?

Một nhóm là tập hợp những người hợp tác với nhau, đóng góp ý kiến hay làm công việc của mình tương đối độc lập và cuối cùng tập hợp lại để cho ra kết quả. Hoạt động của các thành viên tương đối không ảnh hưởng lên nhau.

Nhóm (Group) là gì?

Nhóm không cần phải có sự phụ thuộc lẫn nhau. Một ví dụ điển hình về nhóm là Call Center. Thông thường trong phòng chăm sóc khách hàng Call Center, mỗi người sẽ tự mình giải quyết các yêu cầu của khách hàng và giải quyết vấn đề. Nếu một trong những cá nhân trong Call Center bị chặn do sự cố, những người còn lại sẽ không bị ảnh hưởng. Họ vẫn có thể tiếp tục làm việc.

Sự khác nhau giữa Đội và Nhóm

Sự khác nhau giữa Đội và nhóm tại nơi làm việc có thể được rút ra rõ ràng dựa trên các lý do sau:

  • Chỉ có một người đứng đầu trong một nhóm. Một đội có thể có nhiều hơn một người đứng đầu.
  • Các thành viên trong nhóm không chia sẻ trách nhiệm, nhưng các thành viên trong đội chia sẻ trách nhiệm.
  • Nhóm tập trung vào việc đạt được các mục tiêu cá nhân. Ngược lại, các thành viên trong đội tập trung vào việc đạt được các mục tiêu của đội.
  • Quá trình của một nhóm là thảo luận vấn đề, sau đó quyết định và cuối cùng là giao nhiệm vụ cho từng thành viên. Mặt khác, một đội thảo luận về vấn đề, sau đó quyết định cách giải quyết và cuối cùng thực hiện nó một cách tập thể.
  • Các thành viên trong nhóm là độc lập. Không giống như nhóm, các thành viên trong đội phụ thuộc lẫn nhau.
Sự khác nhau giữa Đội và Nhóm

Điểm tương đồng

  • Hai hoặc nhiều hơn hai người.
  • Tương tác của các thành viên.
  • Quan hệ mặt đối mặt.
  • Tập trung vào việc đạt được mục tiêu.
  • Lãnh đạo
  • Chia sẻ thông tin và tài nguyên

Kỹ năng Xây dựng và phát triển đội nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Xây dựng và phát triển đội nhóm tốt?

Kỹ năng Xây dựng và phát triển đội nhóm là gì?

Ngày nay khi làm việc nhóm đã dần trở thành xu hướng làm việc được ưa chuộng thì kỹ năng làm việc nhóm là điều mỗi cá nhân nên trang bị cho mình từ sớm. Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với các thành viên khác để hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu chung.

Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng cá nhân, thu nạp kiến thức, kinh nghiệm của người khác cho bản thân đồng thời mang lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể và cá nhân.

Tầm quan trọng của kỹ năng Xây dựng và phát triển đội nhóm là gì?

Chắc hẳn bạn đã nghe đến câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu nói này đã phần nào nói lên được lợi ích của làm việc nhóm.

Tầm quan trọng của kỹ năng Xây dựng và phát triển đội nhóm
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên

Làm việc nhóm chính là lúc các thành viên trong doanh nghiệp phải giao tiếp với nhau. Đây là lúc mọi người đưa ra những ý tưởng mới lạ, ý kiến hay phục vụ cho công việc chung. Đây cũng là lúc các thành viên có cơ hội được giao tiếp với nhiều người, được trình bày ý kiến trước đám đông giúp cải thiện và rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Nếu thường xuyên tham gia làm việc nhóm bạn sẽ hình thành được kỹ năng phản biện khi các đồng nghiệp đưa ra ý kiến. Làm việc nhóm thường xuyên cũng là cách giúp bạn rèn luyện được nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng giao tiếp mỗi ngày.

Ngoài ra kỹ năng này cũng giúp bạn gắn kết được với các thành viên trong nhóm, từ đó chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống.

  • Giải quyết vấn đề và tăng năng suất công việc

Một trong những lợi ích lớn nhất của làm việc nhóm là giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả và tăng năng suất công việc.

Trong quá trình làm việc nhóm sẽ giúp bạn tăng nguồn cảm hứng và các ý tưởng sáng tạo được tạo ra từ kết quả của việc thảo luận nhóm. Nhiều ý kiến góp lại sẽ giúp các thành viên trong nhóm cùng nhau góp ý, cùng nhau chỉnh sửa và cuối cùng sẽ giải quyết được vấn đề, tăng được hiệu quả làm việc hơn.

Làm việc nhóm mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân, cho doanh nghiệp, giúp hiệu quả công việc cao hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn khi làm việc độc lập. Chính vì thế mỗi công ty đều yêu cầu cá nhân có năng lực hòa đồng và làm việc nhóm.

  • Thúc đẩy sự sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn

Làm việc nhóm là cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, cùng nhau tạo ra nguồn cảm hứng và các ý tưởng sáng tạo hầu hết đều được tạo ra từ kết quả của các cuộc làm việc nhóm.

Ý tưởng từ cá nhân chỉ là viên ngọc thô nhưng nếu có sự góp ý, mài giũa từ nhiều thành viên thì nó sẽ trở thành một viên ngọc sáng.

Cũng trong buổi làm việc nhóm bạn sẽ đưa ra được các ý kiến rồi nhiều người cùng thảo luận sau đó sẽ đưa ra được kết quả cuối cùng. Làm việc nhóm cũng sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những quyết định sai lầm từ đó đúc kết ra được quyết định đúng đắn có sự đóng góp của nhiều người.

  • Rèn tính kỷ luật

Khi làm việc trong một tập thể, một nhóm bạn sẽ không thể làm theo ý mình mà phải tuân theo quy định chung của nhóm. Đây cũng chính là một trong những lợi ích tuyệt vời của làm việc nhóm.

Làm việc nhóm bạn sẽ phải hoạt động một cách có tổ chức, có kỷ luật và điều duy nhất bạn phải làm đó là tuân theo. Bạn sẽ phải chấp nhận sự khác biệt và tôn trọng các thành viên.

Một nhóm hoạt động có tính kỷ luật thì công việc sẽ hoàn thành một cách hiệu quả hơn.

Cách rèn luyện kỹ năng Xây dựng và phát triển đội nhóm

Cách rèn luyện kỹ năng Xây dựng và phát triển đội nhóm

Để biết được những kỹ năng làm việc nhóm mà mỗi cá nhân cần trang bị, bạn cần nắm được quy trình hình thành và phát triển của một đội nhóm. Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra mà các nhóm sẽ hình thành và phát triển theo các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đội nhóm đều trải qua quá trình cơ bản như sau:

Bước 1: Hình thành đội nhóm

Tạo dựng và hình thành là bước đầu tiên của đội nhóm. Khi các thành viên mới được đưa vào nhóm, phần lớn các cá nhân chưa bộc lộ được nhiều năng lực của bản thân. Đa phần các đội nhóm chưa có sự tiến bộ trong giai đoạn này.

Bước 2: Công phá

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất nhưng cũng khó khăn nhất của đội nhóm. Các thành viên bắt đầu bộc lộ năng lực, quan điểm riêng của mình dẫn đến không tránh khỏi tranh cãi, xung đột. Nhưng nếu các thành viên cùng hướng tới mục chung thì sẽ tạo nên sức mạnh phát triển đội nhóm.

Bước 3: Ổn định

Đây là giai đoạn các thành viên trong đội nhóm bắt đầu dung hòa những xung đột, giảm mâu thuẫn, tính hợp tác tăng lên. Các thành viên tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể.

Bước 4: Hoàn thiện

Hoàn thiện là bước mục tiêu của đội nhóm, các thành viên hiểu và thích nghi với điểm mạnh, điểm yếu của từng người, công việc sẽ được xúc tiến để thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Hy vọng bài viết Sự khác nhau giữa Đội (Team) và Nhóm (Group)giúp bạn hiểu hơn về Đội (Team) và Nhóm (Group). Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

TAGS
Scroll To Top