THÔNG TIN NÓNG:

Âm là gì, Vần là gì? Cấu tạo tiếng, cấu tạo vần trong tiếng Việt

Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn. Tiếng Việt được phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định.

Cấu tạo tiếng – Cấu tạo vần trong tiếng Việt

  1. Tiếng

Tiếng gồm 3 bộ phận: phụ âm đầu, vần và thanh điệu.

– Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu.

– Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

– 22 phụ âm: b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x.

– 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

Cấu tạo tiếng – Cấu tạo vần trong tiếng Việt
  1. Vần

Vần gồm có 3 phần: âm đệm, âm chính, âm cuối.

  • Âm đệm:

+ Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o.

- Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e.
- Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

+ Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:

- Sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài)
- Sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt)
- Sau r: roàn roạt. (1 từ)
- Sau g: goá (1 từ)

  • Âm chính:

Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)

Các nguyên âm đôi: Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:

+ iê:

- Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,…)
- Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên, …)
- Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya,…)
- Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,…)

+ uơ:

- Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối (VD: mượn,…)
- Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: ưa,…)

+ uô:

- Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,…)
- Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,…)

  • Âm cuối:

– Các phụ âm cuối vần: p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

– 2 bán âm cuối vần: i (y), u (o)

Cấu tạo tiếng – Cấu tạo vần trong tiếng Việt

Đánh vần

  • Với cách đánh vần tiếng Việt, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh bắt đầu từ một tiếng đơn giản là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức tạp trong tiếng Việt. Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ những tiếng mà các em đã biết.
  • Ai và ay, ui và uy đọc khác nhau.
  • I hay Y đứng sau một phụ âm có thể tùy nghĩa của chữ mà dùng “i” hay” y”.
  • Khi chữ “i” đứng liền ngay trước phụ âm: ch, m, n, p hay t, thì viết “i”.
  • Hai chữ cái “c” (xê), “k” (ca) đều đọc là “cờ”.

– Chữ “c” đi với các nguyên âm: a, o, u và các biến thể nguyên âm: ă, â, ô, ơ, ư.

– Chữ “k” đi với các nguyên âm: e, i, y và biến thể nguyên âm: ê.

  • Chữ “g” và “gh” đọc là “gờ”.

– Chữ “g” đi với các nguyên âm: a, o, u và biến thể nguyên âm: ă, â, ô, ơ, ư.

– Chữ “gh” đi với các nguyên âm: e, i và biến thể nguyên âm: ê.

  • Chữ “ng” và “ngh” đọc là “ngờ”.

– Chữ “ng” đi với các nguyên âm: a, o, u và các biến thể: ă, â, ô, ơ, ư.

INC là gì? Doanh nghiệp INC khác doanh nghiệp khác như thế nào?

– Chữ “ngh” đi với các nguyên âm: e, i và biến thể: ê.

  • Chữ “gi” phát âm là “giờ”. Nếu vần ghép bắt đầu bằng “i” thì vì trùng với “i” của phụ âm đầu từ “gi” nên đơn giản bớt một “i”.

Ví dụ: gi + iếng = giếng

  • Khi đọc tắt những chữ cái tên của một hãng hay là bảng số xe, ví dụ: ABC, chúng ta đọc tên chữ là “a”, “bê”, “xê”, chứ không đọc là “a”, “bờ”, “cờ”.

Âm và thanh

  • Âm là tiếng phát ra của một chữ: a, o, u, …
  • Thanh là giọng lên xuống làm cho âm đó biến ra tiếng khác: á, ò, ũ, …
  • Một âm có thể biến đổi do sáu thanh:

+ Hai thanh bằng: đoản bình thanh, tràng bình thanh.

- Đoản bình thanh không có dấu

- Tràng bình thanh có dấu huyền

+ Bốn thanh trắc: thượng thanh, hạ thanh, khứ thanh, hồi thanh.

- Thượng thanh có dấu sắc
- Hạ thanh có dấu nặng
- Khứ thanh có dấu ngã
- Hồi thanh có dấu hỏi

Trong sáu thanh ấy, một thanh không có dấu giọng và năm thanh có dấu giọng.

Dấu giọng – Năm dấu giọng này rất quan trọng đối với tiếng Việt. Nếu dấu giọng bị bỏ sót hay sai dấu thì nghĩa của chữ bị thay đổi.

Năm dấu giọng là:

  • dấu huyền (à)
  • dấu sắc (á)
  • dấu hỏi (ả)
  • dấu ngã (ã)
  • dấu nặng (ạ)

Tiếng nào viết không có dấu giọng thì giọng tự nhiên bằng phẳng.

Những tiếng không có dấu giọng hay có dấu huyền thuộc về âm bằng.

Những tiếng có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng thuộc về âm trắc.

Một tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, luôn luôn phải có: vần – thanh, có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ 1. Tiếng on có vần “on” và đoản bình thanh (không dấu), không có âm đầu. Đánh vần: o – nờ – on.

Ví dụ 2. Tiếng òn có vần “on” và tràng bình thanh (dấu huyền), không có âm đầu. Đánh vần: o – nờ – on – huyền – òn.

Ví dụ 3. Tiếng còn có âm đầu là “c”, có vần “on” và tràng bình thanh (dấu huyền). Đánh vần: cờ – on – con – huyền – còn.

Ví dụ 4. Tiếng ngọn có âm đầu là “ng”, có vần “on” và hạ thanh (dấu nặng). Đánh vần: ngờ – on – ngon – nặng – ngọn.

Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Ví dụ 1. Tiếng Nguyễn có phụ âm đầu là “ng”, có vần “uyên” và khứ thanh (dấu ngã). Vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Đánh vần “uyên” là: u – i – ê – nờ – uyên hoặc u – yê – nờ – uyên. Đánh vần “Nguyễn” là: ngờ – uyên – nguyên – ngã – nguyễn.

Ví dụ 2. Tiếng ảnh, không có phụ âm đầu, có vần “anh” và hồi thanh (dấu hỏi). Vần “anh” có âm chính “a”, âm cuối là “nh”. Đánh vần: anh – hỏi – ảnh.

Ví dụ 3. Tiếng nóng có phụ âm đầu là “n”, vần là “ong” và thượng thanh (dấu sắc). Đánh vần “ong”: o – ngờ – ong. Đánh vần tiếng “nóng”: nờ – ong – nong – sắc – nóng.

Ví dụ 4. Tiếng nghiêng có phụ âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và đoản bình thanh (không dấu). Vần “iêng” có âm chính “iê” và phụ âm cuối là “ng”. Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ – iêng – nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 5. Với từ có 2 tiếng Con cò, ta đánh vần từng tiếng: cờ – on – con – cờ – o – co – huyền – cò.

Âm và thanh

Cấu tạo từ Hán Việt (HV): (Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt)

Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt:

– Trong từ HV không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn.

Via là gì? BM là gì? Một số thuật ngữ Facebook Ads phổ biến hiện nay

– Từ HV chỉ có chữ mang vần:

+ ắc (nam bắc, đắc lực, nghi hoặc,…);

+ ất (nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật,…);

+ ân (ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn,…)

+ ênh (bệnh viện, pháp lệnh,…)

+ iết (khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt,…)

+ uôc (tổ quốc, chiến cuộc,…)

+ ich (lợi ích, du kích, khuyến khích,…)

+ inh (binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh,…)

+ uông (cuồng loạn, tình huống,…)

+ ưc (chức vụ, đức độ, năng lực,…)

+ ươc (mưu chước, tân dược,…)

+ ương (cương lĩnh, cường quốc,…)

– Chỉ trong từ HV, vần iêt mới đi với âm đệm (viết là uyêt: quyết, quyệt, tuyết, huyệt,…)

– Từ HV có vần in chỉ có trong chữ tín (nghĩa là tin) (VD: tín đồ, tín cử, tín nhiệm, tín phiếu) và chữ thìn (tuổi thìn).

– Từ HV mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng: sơn (núi), đơn (một mình) và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn.

Một chút lịch sử về cách dạy đánh vần tiếng Việt

Trước năm 1935, các phụ âm gọi theo tên chữ, ví dụ: “b” là “bê”, “l” là “en-lờ”, “ngh” là “en-nờ-dê-hát”. Từ năm 1935 trở đi, có quy định mới cho chương trình học từ lớp đồng-ấu như sau:

“Học quốc-ngữ, cấm không được đánh vần theo lối cũ, nghĩa là không được gọi tên chữ mà phải gọi âm chữ”.

Do đó, “b” đọc là “bơ”, “l” đọc là “lơ”, “t” đọc là “tơ”, “ngh” đọc là “ngơ”, …

  • “gh” gọi là “gơ kép” để phân biệt với “g” gọi là “gơ đơn”;
  • “ngh” gọi là “ngơ kép” để phân biệt với “ng” gọi là “ngơ đơn”.

Người Việt từ xưa quen học chữ nho là một thứ chữ tượng hình, cho nên khi học tiếng Việt, các sách dạy vần ngày trước đều bắt đầu dạy bằng những chữ có nét giản dị, gạch một nét, hai nét, đường thẳng, đường tròn, rồi từ từ mới đến các chữ phức tạp khác.

Ví dụ: khi bắt đầu thì học chữ i, chữ u, chữ ư, chữ o, chữ e, chữ t, chữ l.

Lịch sử về cách dạy đánh vần tiếng Việt

Sau đó, đến một giai đoạn, có thể là trong khoảng 1945 đến 1956, vì lý do chính trị, thay đổi chính phủ và nền hành chánh, từ một nước thuộc địa của Pháp thành ra một quốc gia độc lập, cho nên cách dạy đánh vần tiếng Việt đã trở lại như trước, không theo cách dạy thời thuộc Pháp (sách Quốc-văn Giáo-khoa Thư). Cách đọc các phụ âm khi đánh vần là “bê”, “xê”, “dê”.

Năm 1956, sau khi nền Đệ-nhất Cộng-hòa được thành lập, nghị định và định chế về ngôn ngữ của Bộ Quốc-gia Giáo-dục miền Nam Việt-Nam thay đổi cách đọc các phụ âm cho phù hợp với cách phát âm của âm vị.

Ví dụ: “b” phát âm là “bờ”, “c” phát âm là “cờ”.

Học sinh ghép vần trước, sau đó ghép phụ âm đầu vào với vần và thanh.

Các nhà ngôn ngữ học cho là theo cách này dễ ghép âm hơn là cách đánh vần theo kiểu cũ.

Ví dụ:

  • Trước năm 1956: từ BÀN, đánh vần là “bê-a-ba-en-nờ-ban-huyền-bàn”.
  • Sau năm 1956: từ BÀN, ghép vần như sau: “a-nờ-an-bờ-an-ban-huyền-bàn”.

Trong tiếng Việt cũng như mọi ngôn ngữ, mỗi một tiếng có một nghĩa khác nhau, đọc và viết khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều tiếng đọc hơi giống nhau và cách viết khác đi. Do đó, chúng ta cần phải biết đọc và viết cho đúng để khỏi nhầm lẫn chữ nọ với chữ kia.

Theo học giả Lê Ngọc Trụ thì “Vấn-đề chánh-tả Việt-ngữ là vấn-đề tự-nguyên-học. Muốn viết trúng một tiếng, ngoài cách phát-âm đúng, phải biết nghĩa-lý hoặc nguồn-gốc của tiếng đó.” Muốn viết đúng chính tả, ông nói nên chú ý ba điểm sau:

  • Không viết sai phần âm khởi đầu;
  • Không viết sai các vận cuối;
  • Luật hỏi ngã.

Tiếng Việt cũng có hệ thống mạch lạc và hợp lý, có nguyên tắc cốt yếu là “luật tương-đồng đối-xứng của các âm-thể”, có nghĩa là “các âm-thể đồng tánh-cách phát-âm và đồng chỗ phát-âm đi chung nhau và đổi lẫn cho nhau.” Nếu hiểu được nguyên tắc này và hiểu được nguồn gốc tiếng Việt thì ta sẽ hiểu được nghĩa lý của mỗi tiếng, từ đó việc thống nhất chính tả và điển chế văn tự sẽ dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết Âm là gì, Vần là gì? Cấu tạo tiếng, cấu tạo vần trong tiếng Việtgiúp bạn hiểu hơn về Âm và Vầntrong tiếng Việt. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

TAGS
Scroll To Top