THÔNG TIN NÓNG:

Blog là gì? Tìm hiểu về blog, blogger, và việc viết blog

Chắc bạn đã nghe nói đến blog, phải không? Nhưng nếu bạn hỏi vài người xung quanh định nghĩa cụ thể blog là gì, chắc hẵn bạn sẽ không nhận được câu trả lời chính xác nào. Trong bài này chúng tôi sẽ giải thích blog là gì. Bạn cũng sẽ biết blogger là gì, lý do vì sao bạn nên tạo blog, các loại blog khác nhau, làm thế nào để bắt đầu, vâng vâng.

Vậy, blog là gì?

Blog là một website(weblog) thể hiện thông tin riêng hoặc nhật ký trực tuyến, với cách trình bày các bài viết mới nhất được đưa lên đầu. Người viết blog là cá nhân, doanh nghiệp, Doanh nhân,  hay một cộng đồng, thể hiện cái nhìn chủ quan của họ về một chủ đề nhất định

Định nghĩa về blog hay goi là (weblog) chỉ có vậy thôi, mặc dù qua nhiều năm đến 2022 thì lằn ranh giữa website và blog đã bị quên lãng từ từ. Nhưng Bạn sẽ hiểu gì về blog mà một thời được sử dụng nhiều nhất.

Blog là gì?

Blog dùng để làm gì

Mọi người và công ty sử dụng blog nhằm nhiều mục đích khác nhau. Sau đây là một số ví dụ cụ thể về mục đích viết blog:

  • Bạn có đam mê về một chủ đề và muốn chia sẻ nó cho cộng đồng.
  • Bạn đang làm một dự án học thuật, ví dụ như hiệu quả của việc kiểm tra giấc ngủ và muốn lưu thông tin quá trình này.
  • Bạn đang kinh doanh và muốn cung cấp, chia sẻ thêm nhiều thông tin sản phẩm đến các khách hàng của mình giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm và tiếp cận được nhiều người hơn.
  • Nhiều người có thể tận dụng viết blog để kiếm tiền ngay trên blog của mình với nhiều hình thức khác nhau.
  • Sử dụng blog để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong học tập, cuộc sống của mình.
  • Tận dụng blog để làm các trang nhật ký riêng của mình, chia sẻ và tâm sự về bản thân.

Một blog, giống như một website tin tức hay một trang nhật ký, nó có cấu trúc riêng. Tùy vào loại blog thì cấu trúc sẽ khác nhau, nhưng vẫn có tiêu chuẩn chung mà nhìn vào bạn sẽ biết ngay đó là blog.

Cấu trúc một blog

Cấu trúc của blog sẽ có thanh tiêu đề, menu.

Trang chủ chứa tất cả những bài viết mới nhất.

Sidebar thường là để thêm thông tin về mạng xã hội, những bài viết đặc biệt hoặc những bài viết được xem nhiều nhất.

Footer sẽ có thông tin như chính xách riêng tư, disclaimer và thông tin liên hệ.

Cấu trúc này sẽ hướng đến việc hỗ trợ khách truy cập đọc nội dung là chính

Blogging là gì?

Blogging là một kỹ năng viết và vận hành blog, kết hợp các công cụ internet để giúp người viết blog viết, chia sẽ và liên kết dễ dàng. Nó phát triển từ năm 2000 khi nhiều blogger viết về chính trị bắt đầu. Các blog “làm thế nào” và thủ thuật cũng từ đó dần ra đời. Sự khác biệt của báo chí và blog, lằn ranh giữa 2 loại hình này ngày càng mờ dần đi theo từng năm.

Để hiểu rõ hơn về blogging, chúng ta cần biết vì sao nó phổ biến đến vậy. Blogging bùng nổ ngay từ những ngày đầu. Lý do đằng sau là gì? Blogging phát triển như là một nền tảng chính thức cho tin tức và thông tin. Giống như báo chí trước đây, nhờ vào tính tiện lợi, blogging đã phát triển cực nhanh.

Blogging là gì?

Lý do đầu tiên là việc bạn có thể đọc blog mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Blog được cập nhật thường xuyên, và bạn có thể chọn theo dõi từng blog bạn thích mà không phải bỏ qua từng mục như trên báo giấy.Sự tăng trưởng của blogging đã trở thành một thứ quyền lực mới. Blogging còn hơn cả một nhật ký mà mọi người có thể cùng theo đọc, vậy còn người viết blog là ai? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.

Blogspot là gì?

Blogspot hay còn gọi là Blogger.com là một hệ thống weblog được Google quản lý. Đây là nền tảng giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp tạo ra blog miễn phí với nhiều giao diện khác nhau. Tại đây, bạn có thể thỏa sức sáng tạo với chủ đề bạn muốn phát triển mà không cần phải lo lắng về việc mua hosting.

Tại sao gọi là Blogger? Blogger là ai?

Blogger là người vận hành một blog, chia sẽ tầm nhìn của họ với bạn trực tuyến, cả ở khía cạnh cá nhân hay kinh doanh. Chủ đề mà blogger chọn có thể trải dài từ nghệ thuật đến chính trị. Nhiều blogger cũng trở thành những người nổi tiếng với thị trường riêng của họ. Một vài người xem đó là nghề tay trái, một số thì viết blog toàn thơi gian và hầu hết thì chọn blog như một nơi để ghi lại sở thích của họ. Trở thành một blogger chưa bao giờ thú vị và dễ dàng đến vậy. Blogger cũng là những người di chuyển nhiều và không bị ràng buộc bởi vị trí địa lý khi phát triển nội dung.

Trên thực tế, hầu hết các blogger đều viết blog ở mọi nơi. Dù sao đi nữa thì, Internet là một thế giới mở mà, blogger cũng vậy.

Bạn giờ chắc đã biết blog là gì và blogger ai, hãy cùng chúng tôi tiềm hiểu tiếp về lịch sử blog nhé.

Lịch sử ra đời của blog và blogging

Có nhiều tranh cãi về ngày ra đời, ở đây chúng tôi chỉ chọn ngày “chính thức” được lưu lại. Thuật ngữ “weblog” được tạo bởi Jorn Barger ngày 17 December 1997. Từ “blog” xuất hiện vài năm sau đó. Vì vậy, ý tưởng tiền thân của blog đã có từ 2 thập kỷ trước, với sự phát triển của Internet thì 2 thập kỷ sẽ gần như hằng trăm năm. Blogging bắt đầu tăng trưởng từ đầu thiên niên kỷ thứ 2. Ví dụ điển hình nhất của tầm ảnh hưởng blog và blogging là những năm 2002, một năm cực kỳ quan trọng vì có rất nhiều phát kiến mới, khi mà blog còn thu hút được nhiều sự tranh cĩa nhất định.

Điều này xảy ra khi Heather B. Armstrong tạo blog site dooce.com. Cô ấy bị đuổi khỏi công ty vì viết về đồng nghiệp trên trang blog cá nhân của cổ. Nó gây ra tranh cãi rộng lớn về quyền riêng tư trên Internet. Heather bây giờ làm việc full time trên dooce.com nên mọi chuyện thành ra vẫn ổn.

Năm tiếp theo chứng kiến sự ra đời của WordPress, nó đã thay đổi hoàn toàn việc tạo blog và cách tạo blog chưa giờ đơn giản đến vậy. Blogging websites bắt đầu thu thu hút sự chú ý ngày càng nhiều. Những blog như  ProBlogger.net  JohnChow.com kiếm tiền từ các quảng cáo bên thứ nhanh chóng cho thấy sự khả thi của một ngành nghề mới xoay quanh việc blogging. Một điều đáng chú ý vào lúc ấy nữa là khi Google mua lại blogger.com. Tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến sự khác biệt giữa website và blog

Sự khác biệt giữa blog và website

Bạn sẽ nghĩa blog cũng như website thôi phải không, nhưng thật ra nó khó thay thế lẫn nhau. Có thể khá khó để phân biệt, đặc biệt là đối với một số công ty còn dùng cả 2 loại hình này cùng lúc, nhưng vẫn có có một số các khác biệt chính.

Một blog, như định nghĩa chúng tôi ghi ở trên, cần được cập nhật thường xuyên. Hơn nữa, nó cũng cận kỳ quan trọng khi việc thiết kế blog phải tối đa hóa được tương tác với người dùng. Có nghĩa là phải để khác truy cập thể hiện ý kiến của họ dưới bình luận, chia sẽ bài viết, vâng vâng. Trong khi đó, một website, lại không cần phải cập nhật thường xuyên. Khi bạn truy cập một blog bạn sẽ thấy nó luôn thay đổi, nhưng trên một website thông thường, mọi thứ vẫn như cũ.

Bên cạnh việc blog được cập nhật thường xuyên, còn có cách khác để định nghĩa đó là một blog là dựa vào bài viết. Bài viết thường sẽ có ngày xuất bản, tác giả, tag, categories. Dĩ nhiên không phải tất cả các blog đều cần những yếu tố này nhưng website thì lại không bao giờ dùng. Có vậy thôi, chắc giờ bạn đã biết sự khác biệt giữa website và blog là gì.

Sự khác biệt giữa blog và website

Điểm khác biệt giữa bài viết blog và trên trang web

Một web page (Trang web trong website) và một bài viết blog có gì khác nhau? Yếu tố tĩnh sẽ là yếu tố của một website, nên trang web trong website cũng vậy. Còn bài viết blog sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời gian với bài mới nhất trên cùng. Mặc định, trang chủ là trang chứa các bài blog post, nơi bạn thấy các bài mới nhất xuất bản. Nếu bạn muốn tạo một trang chủ gọn gàng, với thanh điều hướng để di chuyến đến từng mục, và các yếu tố bạn chỉ định xuất hiện trong đó thì bạn cần tạo nó dưới dạng một web page.

Tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân

Ví dụ như một cửa hàng online. Bạn có thể có một trang web tĩnh chứa các thông tin quan trọng được đưa lên đầu, và thanh tìm kiếm để tìm sản phẩm. Dùng blog post thì không ổn tí nào phải không, vì mỗi bài viết mới sẽ đẩy bài viết cũ hơn xuống và việc khách truy cập sẽ không thấy các thông tin quan trọng ngay.

Vậy tại sao phải cần viết blog? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc này nhé

Tại sao mọi người viết blog?

Mặc dù được tạo ra bởi những cá nhân muốn thể hiện sở thích và chia sẽ trên web, blog đã trở thành công cụ vượt khỏi định nghĩa ban đầu của nó. Công ty sử dụng blog để đảm bảo khách hàng được cập nhật thường xuyên dưới dạng một kênh tin tức chính thức. Càng nhiều người truy cập blog công ty, thương hiệu của bạn sẽ càng đáng tin và tính nhận biết cũng tăng lên.

Tương tác là một phần quan trọng để blog thành công, mọi người đều có thể tương tác với công ty và nhãn hàng của bạn, điều này tuyệt nhiên là một việc tích cực phải không? Hơn nữa, rất nhiều người viết blog để kiếm tiền. Họ chia sẽ suy nghĩ và nhận thức về một củ đề online và kiếm tiền từ đó cùng lúc, không tuyệt sao được?

Cách tạo blog kiếm tiền là sử dụng quảng cáo của bên thứ ba. Bạn đặt quảng cáo (thường là banner) trên website của bạn để khách truy cập nhìn thấy quảng cáo, và khi họ click vào nó, nó sẽ mang lại cho bạn một ít thu nhập. Rõ ràng, nếu đó là việc kinh doanh chính của bạn, vậy mọi người đang đọc về chính sản phẩm của bạn chính là những khách hàng tiềm năng.

Bloggers có kiếm tiền từ blog của họ không

Như trên chúng tôi đã nói đến chắc chắn là  “Có”! Ví dụ, theo Forbes, 10 blog hàng đầu có thu nhập từ $175,000 đến $14,000,000 trong một tháng. Một con số quá lớn phải không! Tất nhiên, đây là những blog đã được phát triển bền vững và có lượng độc giả trung thành lớn, với đông đảo nhân viên kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu tạo blog từ đây, có thể bạn không kiếm được nhiền tiền như vậy, nhưng vẫn đủ để sống!

Làm thế nào để kiếm tiền từ blog?

Làm thế nào để kiếm tiền từ blog?

Hãy lướt sơ qua 3 cách kiếm tiền từ blog phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

1. Quảng cáo

Phổ biến nhất là Google Adsense. Blog bạn có lượng traffic lớn (nhiều đọc giả ghé thăm hàng ngày) bạn có thể để Google thuê đặt quảng cáo.

Mỗi khi đọc giả thấy hay click vào banner quảng cáo là bạn sẽ có thu nhập. Thu nhập lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào lượng traffic bạn nhiều hay ít.

2. Tiếp thị liên kết

Bạn có lẽ đã nghe qua Tiếp thị liên kết Affiliate. Bởi vì thị trường Việt Nam đã bắt đầu bùng nổ thương mại điện tử.

Bạn cần đăng ký tham gia vào mạng tiếp thị liên kết – Affiliate Network như Accesstrade, Masoffer, Lazada,… Sau đó đăng ký sản phẩm để tiếp thị với link liên kết duy nhất.

Đọc giả click vào link affliate và hoàn tất mua sản phẩm thì bạn sẽ được chia hoa hồng vì công giới thiệu và quảng bá sản phẩm cho họ.

Thậm chí những doanh nghiệp ngày nay đã tự phát hành link liên kết không qua Affliate Network. Bạn cần phải đăng ký trực tiếp với họ để cấp link affliate.

3. Tự bán sản phẩm

Bạn có sản phẩm và bạn muốn tự bán như khoá học, thành viên vip, sản phẩm đại lý.

Blog là nơi rất tuyệt vời để bạn có thể bán những sản phẩm như vậy vì blog là xây dựng sự tín nhiệm. Tạo fan và fan mua bất cứ sản phẩm nào bạn giới thiệu, kể cả sản phẩm của bạn.

Nền tảng  tốt nhất để bắt đầu blog là gì?

1. WordPress

Là nền tảng đáng tin cậy và phổ biến nhất hiện nay. Hơn 30% website toàn cầu hiện nay được xây dựng dựa trên nền tảng WordPress. Nhiều công ty lớn trên thế giời cũng đang lựa WordPress để xây dựng website và blog.

Ưu điểm tuyệt đối của WordPress là tiềm năng kiếm tiền. SEO tốt, tuỳ biến giao diện cá nhân hoá, thêm chức năng nhanh chóng.

Bạn có thể làm rất nhiều thứ với WordPress không chỉ blog.

WordPress được hỗ trợ của hàng triệu developer với theme và plugin chất lượng liên tục ra đời để đáp ứng cho mọi mục đích của bạn.

Nếu bạn hướng tới viết blog chuyên nghiệp, nghiêm túc và lâu dài. WordPress là nền tảng không thể thay thế hiện nay.

Nhược điểm: bạn cần mất nhiều thời gian để tự học với WordPress và kiểm soát nó. Bạn sẽ bị trì hoãn cho việc viết blog và có thể xao lãng dễ dàng và tìm kiếm công việc khác trước khi bạn kiểm soát thành công.

Bạn sẽ phải tự kiểm soát mọi thứ bao gồm: bảo mật, giải quyết sự cố, sao lưu dữ liệu, cài đặt, thiết kế và hàng tá việc khác, đủ để bạn bỏ cuộc khi chưa bắt đầu.

2. Các SaaS (Ứng Dụng Nền Web) như WordPress.com, Blogger.com, Storychief.io,…

Machine learning là gì? Tình hình tuyển dụng machine learning tại Việt Nam 2021

Bắt đầu nhanh, dễ sử dụng và giá rẻ hơn thậm chí miễn phí là ưu điểm không thể thay thế được.

Bạn đăng ký tài khoản, chọn gói thuê bao và bắt đầu. Cài đặt nhanh dựa vào những hướng dẫn và xong.

Hướng dẫn tạo Blog cá nhân miễn phí

Nếu bạn đã chọn được nền tảng làm Blog thì hãy đến bước tạo blog cho mình nhé. Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn cách tạo blog cá nhân hoàn chỉnh chỉ với 10 bước đơn giản.

Bước 1: Chọn đối tượng mà bạn target

Khi bạn bắt đầu blog riêng của mình, điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến chính là đối tượng mục tiêu của bạn.

Bạn đang tạo blog cho ai? Bạn muốn ai đọc các bài đăng trên blog của mình?

Trước tiên, bạn phải xem xét và cân nhắc được lĩnh vực mà bạn đang viết và chủ đề bạn đề cập là gì và lí do tại sao lại chọn chủ đề này. Tìm được đối tượng sẽ giúp bạn có ý tưởng cho nội dung bạn muốn làm.

Bước 2: Brainstorm lên ý tưởng nội dung thường xuyên dựa trên phân khúc thị trường của bạn

Vì khi bạn bắt đầu một blog, tức là bạn sẽ muốn cung cấp một nội dung nhất quán, chất lượng và thường xuyên. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng chút nào, vì tạo ra nội dung là một công việc tốn nhiều thời gian. Bạn cũng muốn nội dung của mình được người độc quan tâm chia sẻ, và sẽ giúp SEO của bạn được tốt hơn.

Để bắt đầu brainstorm nội dung, bạn cần xem xét đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì kết hợp nghiên cứu SEO để đánh giá mức độ người dùng đang tìm kiếm và quan tâm đến chủ đề bạn muốn viết như thế nào. Các công cụ như SEMrush, Google Keyword Planner để hỗ trợ bạn

Hãy thường xuyên phân tích nội dung để bạn luôn có ý tưởng cho nội dung của mình.

Bước 3: Nghiên cứu và xem xét hệ thống quản lý nội dung (CMS).

CMS là một công cụ giúp bạn sử dụng để thiết kế, quản lý và chỉnh sửa dăng tải ội nội dung trên web của mình.

Bạn cần kiểm tra CMS đã có đầy đủ các tính năng của một hosting blog hay chưa, nếu không bạn sẽ xem xét các phương án khác của CMS có thể tích hợp với trang web của bạn hoặc tìm kiếm một CMS phù hợp với site.

Bước 4: Tạo chiến lược cho Blog và biên tập nội dung

Cũng giống như xây dựng một doanh nghiệp, bạn cần phải có một chiến lược tương tự. Vậy để biết được cách viết content như thế nào phải trả lời được các câu hỏi sau:

Đối tượng của bạn là ai? Nội dung bạn sẽ tạo ra là nội dung gì? Thời gian bạn sẽ đăng bài? Bạn sẽ quảng cáo nội dung của mình ở đâu?

Tóm lại, bạn cần có sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu cho blog của mình.

Sau đó, bạn bắt đầu lên lịch biên tập nội dung để nội dung được kiểm soát và đi đúng hướng. Lên lịch cũng sẽ giúp bạn theo dõi được những bài đăng nào sắp xuất hiện, đảm bảo người viết đang đúng thời hạn và ý tưởng nội dung cho tương lai.

Tạo chiến lược cho Blog và biên tập nội dung

Bước 5: Chú ý phần cấu trúc bài viết

Khi bạn viết các bài trên blog của mình cần phải chú trọng đến cấu trúc bài viết. Chẳng hạn như:

  • Bạn có đang sử dụng tiêu đề phụ để chia nhỏ bài đăng để dễ hiểu không? 
  • Bạn có đang sử dụng các gạch đầu dòng và hình ảnh đặc biệt là nên thiết kế infographic để làm cho bài đăng dễ đọc hơn.

Đây là những yếu tố quan trọng sẽ giúp giữ chân người đọc của bạn.

Ngoài ra, bạn sẽ phải đảm bảo rằng bạn đang sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA), điều này sẽ hướng dẫn người đọc về những gì bạn muốn họ làm tiếp theo. Đây là cách bạn có thể bắt đầu kiếm tiền và tạo khách hàng tiềm năng từ blog của mình.

Bước 6: Trở thành chuyên gia trong Marketing và quảng bá Blog của bạn

Bạn có thể sử dụng mạng xã hội, SEO, website hoặc email để tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng của bạn.

Bước 7: Tìm hiểu SEO

Thông qua SEO để bạn có được lưu lượng truy cập không cần phải trả phí, đồng thời khách hàng có thể đọc được bài đăng trên blog của bạn.

Bên cạnh đó, bạn muốn Blog của mình thành công hơn, hãy học cách nghiên cứu từ khoá, cách xếp hạng trong công cụ tìm kiếm và cách xây dựng chiến lược SEO cũng như cách viết một bài viết chuẩn SEO.

Bước 8: Sử dụng nhiều dạng bài đăng trên blog

Các bài đăng trên blog của bạn luôn phải tạo được sự thú vị và cuốn hút cho người đọc, không nên đi theo một dạng bài viết để tránh gây nhàm chán cho người đọc. Cân nhắc sử dụng bài đăng hướng dẫn, bài đăng dựa trên danh sách.

Bước 9: Sử dụng lại nội dung cũ

Để nội dung blog có sự thống nhất thường sẽ khó, nhưng bạn không cần tốn công sức để viết lại bài viết. Bạn có thể cập nhật những bài viết cũ để chính xác và toàn diện. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nội dung khác của mình, có thể là video YouTube hoặc podcast và sử dụng lại nội dung đó thành một bài đăng trên blog.

Bước 10: Phân tích tính cạnh tranh

Để hiểu được đối tượng của bạn, phân tích tính cạnh tranh để đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ hiện tại. Điều này giúp bạn xác định được xu hướng, phát hiện ra những nội dung chưa ổn định trong ngành của bạn và cung cấp cho bạn ý tưởng về các chủ đề và cách quảng cáo Blog.

Thực hiện bước phân tích này sẽ giúp bạn xây dựng và lập lại chiến lược tạo Blog Google của bạn.

How to Make Money Blogging (From Start to Finish)

Như vậy, để có thể xây dựng, tạo trang blog hiệu quả cần rất nhiều bước và yếu tố để đi đến sự thành công cho một cá nhân hay doanh nghiệp.

Nếu bạn thích viết lách và chỉ xem đây là một sở thích, thì bạn vẫn có thể phát triển chúng thành viết Blog kiếm tiền – một nghề để sống. Vì hầu hết mọi người đều thích đọc, để trải nghiệm những điều thú vị diễn ra ở khắp nơi.

Hơn thế nữa, nếu bạn có đang kinh doanh hay bạn là một doanh nghiệp, thì Blog chính là tiềm năng lớn hỗ trợ mà bạn không thể bỏ qua, một công cụ Marketing Online và tương tác với khách hàng cực kỳ hiệu quả.

***** Cảm ơn đã đọc bài viết Blog là gì? trên trang Blog Doanh Nghiệp. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo. 

Vận là gì? - Mệnh là gì?

TAGS
Scroll To Top