THÔNG TIN NÓNG:

Via là gì? BM là gì? Một số thuật ngữ Facebook Ads phổ biến hiện nay

Khi chạy quảng cáo Facebook Ads, đến một lúc nào đó bạn cũng cạn BM & tài khoản quảng cáo. Nhất là những bạn chạy hàng VPCS. Và lúc đó bạn sẽ được anh em “mách” mua VIA Facebook về tạo BM. Vậy VIA là gì? BM là gì? Via có tác dụng thế nào trong Facebook Ads? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

VIA là gì?

VIA là viết tắt của từ Verify Information Account. Tài khoản VIA & tài khoản clone đều là 1 loại tài khoản Facebook. Bạn hay sử dụng chính cho công việc bán hàng và kinh doanh hoặc đăng ký gì đó. Mục đích cuối cùng là để kiếm tiền.

VIA là gì?

Có 2 loại tài khoản Facebook: VIA & Clone. Nói một cách đơn giản: VIA là tài khoản thật, Clone là tài khoản “ảo”. Có nghĩa là bất kỳ nick Facebook nào mà bạn đang sử dụng hằng ngày là VIA. Đây là nick mà mọi người đều biết bạn là ai. Via thường bị nhầm lẫn với tài khoản Clone (tài khoản ảo).

Tài khoản VIA

Khác biệt lớn nhất ở điểm Via là tài khoản THẬT. Do người dùng thật sở hữu, đăng bài, tương tác hay nhắn tin hoàn toàn bình thường nhưng vì lỗ hổng bảo mật nào đó đã bị các hacker chiếm quyền sở hữu & đem đi mua bán.

Khi chạy quảng cáo Facebook Ads, sẽ có những trường hợp bị cạn BM & tài khoản quảng cáo do vi phạm chính sách Ads của Facebook. Và lúc này người dùng sẽ được “chỉ điểm” mua VIA về tạo tài khoản BM.

Do account Via hoạt động như một tài khoản thật nên độ tin cậy là rất lớn, giúp việc tạo BM trở nên dễ dàng.

Tài khoản Clone

Ngược lại tài khoản Clone (tiếng Anh nghĩa là sao chép) là nick mà bạn tạo ra với mục đích khác. Tài khoản Clone thường không dùng tên & avatar thật. Giống như bạn bật chế độ duyệt “ẩn danh” khi lướt web. Ví dụ bạn muốn tạo 1 nick Facebook Clone để “thả thính” trong khi giấu người yêu của bạn…Hay bạn tạo nick clone để seeding bán hàng, tăng view khi livestream bán hàng…

Phần lớn những người tạo ra các nick Facebook giả mạo này đều không muốn người khác biết danh tính của mình. Sau khi tạo được một Account Clone giống với chính chủ, họ sẽ đi kết bạn với những người là bạn bè của tài khoản chính chủ để thu thập thông tin, lừa đảo chẳng hạn… Hoặc đơn giản, dùng chúng để đi Seeding trên các hội nhóm nhằm câu view.

Tài khoản Via và Clone

Các loại VIA

Việc nhận biết, phân loại Via sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát về giá trị của nick Via, độ ổn định của việc lên Ads. Đây là một trong những điều quan trọng bậc nhất mà mỗi nhà quảng cáo Facebook nên biết và hiểu rõ. Có khá nhiều loại VIA Facebook khác nhau. Có 4 loại Via chúng ta có thể phân loại như sau:

  • Phân loại theo quốc gia của Via
  • Phân loại theo năm tạo của Via
  • Phân loại theo hình thức thanh toán của Via
  • Phân loại theo giới hạn thanh toán (ngưỡng thanh toán)
  • Phân loại theo lỗi vô hiệu hoá tài khoản Via Facebook

Tình hình mua bán Via Facebook diễn ra như thế nào?

Mặc dù hiện nay có rất nhiều sự ra đời của các mạng xã hội khác, gần đây là Tiktok. Tuy nhiên, gã khổng lồ Facebook vẫn đang là trang mạng xã hội lớn tại Việt Nam.

Tình hình buôn bán tài khoản Via Facebook vẫn diễn ra rất phổ biến và công khai hàng ngày. Nếu các trang bán hàng online đang nhắm đến thị trường là mạng xã hội Facebook thì các Via vẫn là một sự lựa chọn tốt.

Tài khoản Via đã được “xào nấu” thế nào?

Sau khi chiếm đoạt được tài khoản của người dùng, hacker sẽ tiến hành thay đổi tên, ảnh đại diện thành một “hot girl” xinh đẹp nào đó và gửi lời kết bạn với cả nghìn người.

Tiếp đó, tài khoản này được dùng để tạo trang. Tất cả bạn bè trong danh sách sẽ được chuyển sang chế độ lượt theo dõi.

Bước tiếp theo, hacker sẽ gộp lượng like fanpage từ các trang này lại với nhau tạo thành fanpage triệu like, triệu view và rao bán công khai trên các hội nhóm kiếm tiền điện tử.

Via Facebook được dùng để làm gì?

Như các thông đã nêu phần 1 thì Via là tài khoản lâu năm và đã có người dùng thật nên nó rất uy tín với Facebook, Loại tài khoản này thường được rất nhiều người tìm. Via Facebook được dùng để:

  • Làm tài khoản chạy quảng cáo vì có độ trust cao (Rất nhiều người tìm mua)
  • Spam tin nhắn bán hàng trong các Group
  • Tạo trang mới với tỷ lệ thành công cao hơn các tài khoản Clone.
  • Dùng làm tài khoản seeding – như comment, like cho nick chính.
  • Dùng để chia sẻ livetream, bạn chỉ cần add vào các nhóm không kiểm duyệt là có thể chia sẻ live rồi…

Bởi Facebook đánh giá cao những tài khoản có thời gian hoạt động lâu năm, thường xuyên cập nhật trạng thái hơn là những tài khoản “mới toanh”. Tài khoản Via rất mạnh, không bị checkpoint nhiều hay xác minh danh tính. Do đó, trust lên quảng cáo vẫn rất ổn.

Giá bán các tài khoản Via Facebook là bao nhiêu?

Theo thông tin từ nhiều website bán Via, vì tài khoản từ mỗi quốc gia khác nhau có chức năng khác nhau nên giá của chúng cũng có giá thay đổi theo từng loại.

Tài khoản Via của người dùng Việt Nam được định giá vào khoảng 35.000đ-120.000đ/tài khoản.

Via ngoại của nhiều nước khác nhau thuộc châu Âu và Đông Nam Á giá dao động khoảng 70.000đ – 150.000đ/ tài khoản.

Giá Via Facebook phụ thuộc vào những tiêu chí sau để định giá:

  • Via facebook càng nhiều bạn bè giá càng cao.
  • Via facebook đã change info chưa?
  • Thời gian lập càng lâu giá trị càng cao.
  • Bảo mật 2 lớp hay không?

Cách đăng nhập và sử dụng Via Facebook

Cách đăng nhập Via Facebook

Các nick Via cũng như các tài khoản bình thường khi mới thêm vào trình duyệt mới bạn nên tuân thủ thuật toán của Facebook tránh chết Via như:

  • Dùng dcom đổi IP nếu mạng wifi nhà bạn đã có nhiều người sử dụng.
  • Tạo profile mới – hoặc dùng trình duyệt portable để đăng nhập Via.
  • Dùng app clone để nhân bản ra nhiều app Facebook, mỗi app sẽ đăng nhập 1 nick.
  • Trên điện thoại hãy dùng nhiều trình duyệt như Chrome, Cococ, Opera … App Facebook Lite cũng là 1 lựa chọn tốt.
  • Để đăng nhập: nhập UID và mật khẩu. Nhập mã 2fa Vào 2fa.live copy mã 2fa vào chọn sumit -> điền 6 số cuôi…

Cách sử dụng Via Facebook

Có một số lưu ý khi sử dụng Via bạn nên tuân thủ tránh để Via chết bất thường.

  • Không đăng xuất ra đăng xuất vào, điều này Facebook sẽ coi tài khoản của bạn đang có bất thường
  • Không thay đổi thông tin ngay khi đăng nhập trình duyệt mới (Thuật toán Facebook bảo vệ người dùng, khi thấy điều bất thường trên trình duyệt mới Facebook sẽ nghi ngờ tài khoản bị xâm nhập bất hợp pháp nên sẽ bắt xác minh…) nên để 2 đến 3 ngày rồi mới thay đổi thông tin.
  • Cho Via tương tác nhẹ như người dùng bình thường, đặc biệt treo xem video trên mục video làm tăng độ trust cho via trên trình duyệt …
  • 2 đến 3 ngày hãy đổi thông tin cá nhân và add mail bạn vào nếu không có mail có thể đăng kí hoặc mua.

Cách để bảo vệ tài khoản facebook của bạn

Cách để bảo vệ tài khoản facebook của bạn

Như đã đề cập ở trên, không ít trường hợp “lao đao dở khóc dở cười” khi người dùng Facebook bị giả mạo tài khoản hoặc bị hack đến mất cả nick của chính mình. Thường các tài khoản có lượt tương tác tốt sẽ bị hacker “dòm ngó”.

Hacker dùng nick chính chủ để gửi tin nhắn hàng loạt tới người thân, bạn bè của họ để vay tiền, yêu cầu chuyển khoản… Và có không ít người đã bị lừa bởi chiêu trò này. Cho tới nay, mặc dù đây là chiêu cũ nhưng vẫn có rất nhiều người “sập bẫy”.

Vì vậy, một mặt là người dùng cần cảnh giác trước các trường hợp nick bạn bè của mình bị hack. Mặt khác, người dùng Facebook nên tự bảo vệ tài khoản của chính mình bằng cách:

  • Hạn chế tham gia các ứng dụng trò chơi, ứng dụng vui trên Facebook bởi hacker rất dễ đánh cắp thông tin tài khoản của bạn nếu bạn tham gia những ứng dụng này.
  • Lời khuyên là bạn nên cài đặt bảo mật tài khoản 2 lớp, liên kết tài khoản Facebook với số điện thoại của mình. Điều này sẽ làm cho Hacker khó khăn, khi có thể lấy được cả ID và mật khẩu đăng nhập của bạn thì cũng còn một bước xác thực lớp thứ 2 là số điện thoại.

Facebook cũng sẽ tìm cách để bảo vệ bạn. Do đó, khi có bất cứ điều gì bất thường Facebook sẽ báo về điện thoại cho bạn để yêu cầu xác thực. Ngay lập tức bạn nên thay đổi thông tin mật khẩu để bảo vệ tài khoản của mình nhé.

Via Facebook là tài khoản thật, tương tác thật nhưng bị hacker “hack” và thay đổi toàn bộ các thông tin chính chủ nhằm phục vụ một mục đích “không trong sáng” nào đó như đi Seeding, spam tin nhắm, chạy quảng cáo…

Để tránh trở thành nạn nhân, bị mất Facebook mà “không kịp trở tay”. Bạn nên bảo mật hai lớp, không dùng các ứng dụng trên Facebook để tránh bị đánh cắp dữ liệu nhé!

BM là gì?

BM là gì?

BM (Business manager) là những tài khoản doanh nghiệp của bạn trên Facebook, trước đây mỗi một tài khoản Facebook sẽ tạo được 2 BM và mỗi BM sẽ được tạo 1 tài khoản quảng cáo gọi là BM 1 (do nó có 1 tài khoản quảng cáo).

Khi bạn chạy quảng cáo và đã thanh toán qua ngưỡng đầu tiên thì được phép tạo thêm 4 tài khoản quảng cáo tiếp, tức là mỗi BM lúc này sẽ có 5 tài khoản quảng cáo (gọi là BM 5).

Nhưng ở năm 2019 này thì Facebook họ đã update, thay đổi một số thứ. Chẳng hạn như việc lên BM 5 đã không còn dễ dàng và phổ biến nữa.

BM 5

Thay vào đó là những BM 30 và BM 2500 (tức là mỗi BM có 30 tài khoản quảng cáo hoặc có 2500 tài khoản quảng cáo), để lên được số lượng tài khoản quảng cáo lớn như thế này thì bạn cần phải có giấy giờ như là mã số thuế, giấy đăng ký doanh nghiệp,… để Facebook duyệt thì mới lên được BM 30, BM 2500.

Một số thuật ngữ mà bạn cần phải biết khi chạy Facebook Ads.

1. Checkpoint

Checkpoint là một cách mà Facebook giúp bạn bảo vệ tài khoản để phòng tránh trường hợp ai đó lấy cắp nick của bạn.

Các tài khoản sẽ dễ bị checkpoint nếu như đăng nhập ở nhiều thiết bị khác nhau hoặc có một hoạt động gì đó bất thường.

Về phía các nhà quảng cáo khi đi mua các loại via, nick clone về thì việc gặp checkpoint là rất thường xuyên luôn.

Checkpoint có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu dạng checkpoint xác định danh tính bạn bè và mở ra là dễ nhất.

Những cao thủ bán via họ thường có backup friend của nick via lại để bán kèm luôn, nên bạn sẽ thấy có nhiều người đăng tin mua via có full backup là để mở checkpoint đấy.

Hoặc nếu ai dùng các hệ thống quản tài khoản via thì nó có cài đặt tự động mở checkpoint luôn.

Checkpoint

2. Camp là gì? (Campaign là gì?)

Camp là viết tắt của Campaign hoặc chiến dịch, hiểu một cách đơn giản là bước đầu của việc tạo quảng cáo Facebook.

Trước khi setup bất kỳ thông số chi tiết nào khác, nhà quảng cáo phải “lên camp” tức lên chiến dịch

3. PPE là gì?

PPE, viết tắt của Page Post Engement, là thể loại ads tăng tương tác cho bài post trên Fanpage.

Dạng ads này cho phép bài viết trên Fanpage của bạn hiển thị trên Newfeed của những người được target.

Nếu đối tượng nhấp vào quảng cáo, hoặc bấm like, share, comment là đã tính phí trên một lượt tương tác

4. A/B testing

A/B testing là một phương pháp ra đời nhằm so sánh, đánh giá để tìm ra đâu là phiên bản hiệu quả nhất cho chiến dịch Facebook Ads.

Ví dụ: Nhiều bài viết được đăng tải cùng mục tiêu, nhưng thay đổi nội dung nhằm tìm ra nội dung tạo tương tác & chuyển đổi tốt nhất. Đây được gọi là A/B testing.

5. Reach

Reach là số lượt tiếp cận của bài viết đến người dùng. Reach có 2 loại:

  • Reach trả phí (bỏ tiền mua quảng cáo): tức là bạn phải bỏ tiền ra mua quảng cáo thì mới tiếp cận được đến người dùng.
  • Miễn phí (tiếp cận tự nhiên): là những lượt tiếp cận tới người dùng mà không bỏ thêm chi phí, ví dụ như một ai đó share bài viết của bạn và bài viết đó lại xuất hiện trên newsfeed của một người dùng khác, đây được gọi là lượt tiếp cận tự nhiên hoặc tiếp cận không phải trả phí.

Số lượt tiếp cận người dùng càng nhiều thì khả năng bán được hàng và làm cho người dùng biết đến thương hiệu của bạn càng cao.

Trên mạng, bạn có thể một số người thảo luận về tut trick “bắn reach” tức là bạn sẽ sử dụng một vài lỗ hỏng của Facebook để chạy tiếp cận đến nhiều người với chi phí cực thấp.

Việc bắn reach không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả và mang lại lợi nhuận, bạn có thể tìm một số dịch vụ hỗ trợ bắn reach vì họ đã chuẩn bị các thứ đầy đủ, chỉ cần bạn bỏ tiền là họ sẽ chạy giúp bạn nhanh chóng hơn.

6. Budget – Ngân sách cho chiến dịch

Budget chính là ngân sách được chi cho chiến dịch ads của bạn. Facebook sẽ tính tiền khi quảng cáo của bạn bắt đầu có tương tác, và bạn có thể dừng chạy quảng cáo bất cứ khi nào bạn muốn. Budget có 2 loại:

  • Daily Budget – Ngân sách mỗi ngày: Ngân sách chạy quảng cáo trong một ngày.
  • Lifetime Budget – Ngân sách trọn đời: Ngân sách được sử dụng trong một khoảng thời gian.

Tùy theo từng chiến dịch mà bạn nên cân nhắc việc “tiêu tiền” hợp lý để đem lại kết quả tốt.

7. Spent – Cắn tiền

Spent: Facebook sẽ bắt đầu Cắn tiền khi ads của bạn được duyệt. Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn gặp phải trường hợp, facebook không cắn tiền, việc này có hai nguyên nhân:

  • Đã duyệt quảng cáo nhưng chưa cắn tiền (cắn tiền chậm)
  • Tài khoản hoặc bài viết vi phạm chính sách của facebook.
  • Đôi khi là không vì lý do gì cả, facebook không thích thì không duyệt thôi!

Với nguyên nhân thứ 2 và 3, bạn có thể liên hệ với facebook team để được giải quyết.

8. CPM

CPM (Cost per 1000 impression) là giá tiền trên 1000 lần hiển thị.

CPM

Cách tính tiền khi chạy quảng cáo Facebook là dựa trên số lần hiển thị quảng cáo, tức là khi quảng cáo của bạn tiếp cận đến người dùng thì bạn sẽ bị tính tiền.

Nếu bạn chạy quảng cáo mà bị đắt, thì đa phần mọi người sẽ thường hỏi chỉ số CPM của bạn là bao nhiêu.

Chỉ số CPM phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: content ads, target, độ cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo,…

Có những trường hợp CPM lên tới 400.000đ, 500.000đ, 1.000.000đ nhưng vẫn ra đơn rẻ thì quảng cáo đó vẫn được gọi là rẻ, nhưng đôi khi có những mẫu quảng cáo khi chạy thì 30.000đ/CPM – 60.000đ/CPM nhưng lại không ra đơn thì nó gọi là đắt.

Hoặc cũng có thể gọi đó là chiến dịch win (thắng) hay lose (thua)

Chỉ số CPM không phải là chỉ số quyết định giá ads đắt hay rẻ, nó đơn giản là để cho bạn dự đoán được giá quảng cáo khi chạy mà thôi.

9. CTR

CTR (Click through rate) là tỉ lệ click chuột vào mẫu quảng cáo trên tổng số lần hiển thị.

CTR

Cách tính chỉ số CTR rất đơn giản:

CTR= (Số lượt click / Số lượt hiển thị) x 100

CTR là một chỉ số khá là quan trọng, nó thể hiện mẫu quảng cáo của bạn có tốt và đạt hiệu quả không. Content không hay hoặc target sai đối tượng thì CTR tất nhiên sẽ thấp.

Thông thường các nhà quảng cáo chuyên nghiệp sẽ dựa vào chỉ số CTR để đưa ra các quyết định nên tắt mẫu quảng cáo hay là tiếp tục chạy.

Chỉ số CTR sẽ tùy thuộc vào target, độ hấp dẫn của content ads,… và còn tùy thuộc vào ngách sản phẩm mà bạn đang chạy nữa.

10. CPC

CPC (Cost per click) giá tiền trên mỗi lượt click vào mẫu quảng cáo của bạn.

CPC

Công thức tính CPC là:

CPC= Số tiền đã tiêu / số lượt click vào quảng cáo

Chỉ số CPC sẽ thể hiện cho bạn biết là quảng cáo của bạn hiện tại có đang rẻ không, vì cơ bản CPC phụ thuộc vào CPM và CTR. Nếu CTR của bạn cao thì CPC sẽ càng thấp.

11. “Vít” hoặc “scale”

Vít hoặc scale có nghĩa là đã tìm ra được nội dung quảng cáo tốt rồi, bây giờ chỉ cần bỏ thật nhiều tiền vào để chạy ra lợi nhuận mà thôi.

Thông thường các nhà quảng cáo sẽ có 2 cách để scale đó là nhân nhóm quảng cáo hoặc tăng ngân sách để tiếp cận được nhiều người hơn. Đôi khi còn bắt đầu mở rộng và chạy sang một tệp khách hàng mới.

Hiểu đơn giản, “vít” hay “scale” là khi đã tìm được nội dung tốt rồi thì sẽ dùng nhiều tiền hơn để chạy. Tức là nhân rộng quy mô của chiến dịch mà bạn đã có kết quả khả quan.

12. ROI

ROI (Return On Investment) là chỉ số lợi nhuận mà bạn đạt được sau chiến dịch quảng cáo.

Công thức tính ROI:

ROI = (Doanh thu – chi phí) / 100

Chẳng hạn bạn chạy 100k mà lãi 300k thì ROI sẽ là 300%, tức gấp 3 lần ngân sách bạn bỏ ra.

13. Lead

Lead trong marketing được hiểu là những khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

“Thu được leads” tức là bạn thu thập được data của nhiều khách hàng tiềm năng đó. Chẳng hạn như tên, email hay số điện thoại của họ.

Lead chưa chắc đã là khách hàng mua thực sự, họ chỉ đơn giản là người quan tâm đến dịch vụ của bạn thôi.

Ví dụ, khi bạn gặp một mẫu quảng cáo mua hàng trên Facebook, sau đó bạn nhấn vào mẫu quảng cáo đó và để lại thông tin bao gồm số điện thoại, email, tên,… thì đó được xem là 1 lead.

14. Chạy mass

Chạy mass là một thuật ngữ để nói về việc chạy mà không target (hoặc target sơ sơ, chỉ target tuổi, giới tính hoặc vị trí địa lý). Ưu điểm khi chạy mass là giá CPM của bạn rất là rẻ.

Trang Facebook hay Google ngày càng muốn đơn giản hóa việc target đi, bởi vì dữ liệu mà họ đã lấy đã quá đủ rồi. Và công nghệ của họ ngày cảng cải tiến nên họ mong muốn những người vẫn chưa có kỹ năng công nghệ cao cũng có thể chạy quảng cáo.

Mỗi một mẫu quảng cáo khi bạn chạy, Facebook có thể hiểu và phân tích thông tin mẫu quảng cáo đấy và đưa nó đến một file người mua hàng mà Facebook cảm thấy phù hợp nhất, nói chung việc chạy mass nó chỉ dễ dàng là target vào độ tuổi chứ không đi vào kỹ càng vào sở thích, hành vi của người mua hàng.

15. Chạy bùng

Chạy bùng: Đây là khái niệm “nhức nhối” trong giới Facebook Ads nhiều năm qua.

Người chạy quảng cáo sẽ sử dụng tài khoản ngân hàng có khả năng thanh toán quốc tế (mua hoặc tự tạo tại các ngân hàng). Sau đó sử dụng để lên chiến dịch Facebook Ads và thanh toán lần đầu (hoặc bỏ qua luôn)

Sau đó khi số tiền lên đến một ngưỡng đủ lớn (vài triệu đồng) và Facebook bắt đầu tính tiền trong tài khoản thì người chạy bùng sẽ xóa tài khoản hiện tại và tiếp tục tạo các tài khoản mới, lặp lại công việc tương tự.

Và những người chạy bùng này đã khiến Facebook có những động thái trừng phạt trực tiếp, ảnh hưởng đến toàn bộ nền quảng cáo trong khoảng thời gian dài như thắt chặt các thẻ có thể thanh toán, thắt ngưỡng thanh toán,v..vv

16. Chạy chiết khấu

Nếu mà bạn đã từng dạo qua các group về chạy quảng cáo Facebook hoặc ở một số group digital marketing thì dễ dàng tìm thấy các nội dung như chạy chiết khấu 30%, 40%,…

Chạy chiết khấu 30% có nghĩa là bạn chạy 10 triệu nhưng chỉ tốn 3 triệu tiền bỏ ra mà thôi.

Vì bản chất khi chạy quảng cáo ở Facebook đó là bạn sẽ trả tiền sau khi đã đạt đến ngưỡng, thường thì Facebook sẽ có các ngưỡng trả tiền như: 50.000đ – > 110.000đ -> 160.000đ -> 560.000đ -> 1.100.000đ -> … 20.000.000đ, thậm chí nếu tài khoản bạn có lịch sử chạy tốt thì có thể gửi hỗ trợ để xin lên ngưỡng nợ là 40.000.000đ hoặc lên tới 100.000.000đ.

Sở dĩ có việc chạy chiết khấu là do nhiều bên họ chuẩn bị nhiều tài khoản có ngưỡng nợ cao.

Ví dụ cá nhân mình có hơn 50 tài khoản quảng cáo đang ở ngưỡng nợ là 14.000.000, thì tức là bây giờ mình đang có khả năng nợ tiền quảng cáo Facebook lên tới 14.000.000đ x 50 = 700.000.000đ.

Nhưng mình lại không có content hoặc không có sản phẩm gì tốt để chạy nên mới quyết định tìm ai có nhu cầu để ra cái giá chiết khấu “hời hợt”, tức là mình sẽ chạy cho bạn 700.000.000đ và chỉ lấy 30% trong đó thôi.

Đối với cá nhân mình thì không thích việc chạy chiết khấu một chút nào cả, nó ảnh hưởng rất nhiều đến những người khác và khi mà bạn đi tìm các dịch vụ chạy chiết khấu là bạn đang tiếp tay, ủng hộ những người làm dịch vụ bùng tiền quảng cáo của Facebook.

Từ 2017 tới nay rất nhiều người đã lợi dụng việc chạy bùng để kiếm lợi nhuận, nên Facebook ngày càng update và giết rất nhiều tài khoản có dấu hiệu muốn bùng, thậm chí bây giờ nếu mà bạn muốn bùng thì cũng rất khó.

Việc chạy chiết khấu không đơn giản là bùng đâu, chạy chiết khấu như thế thì fanpage của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì Facebook sẽ ghi nhớ rằng fanpage này đã chạy ở một tài khoản không trả tiền, nguy cơ bạn sẽ bị “chết fanpage” là rất có khả năng xảy ra.

17. Target “sâu”

Target sâu có nghĩa là phải phân tích đặc điểm, thói quen, hành vi, sở thích của khách hàng và cài đặt quảng cáo để nhắm tới họ.

Bản chất của Facebook Ads là mua bán vị trí quảng cáo, khi bạn target sâu vào tệp khách hàng thì nó đồng nghĩa với việc bạn đang yêu cầu Facebook bán cho bạn nhiều dữ liệu, thông tin hơn về tệp khách hàng và đưa mẫu quảng cáo đó tới họ (những khách hàng tiềm năng).

Khi target sâu thì CPM của bạn sẽ cao hơn so với việc chạy mass và nếu bạn target tốt thì khả năng bán được nhiều đơn hàng là rất cao.

Ví dụ, bạn chạy hàng phong thủy và những đồ vật tâm linh thì khi target, bạn phải target xung quanh các sở thích, hành vi của người dùng như là: thích đạo Phật, đi chùa, tuổi từ 28 – 60, sống ở vị trí nào, thích các trang liên quan đến tôn giáo,…

18. Bid (or maximum Bid)

Bid – Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn cho biết bạn sẵn sàng thanh toán cho mỗi nhấp chuột (nếu giá thầu trên cơ sở CPC) đối với ads trên trang Facebook của bạn.

Giá thầu giúp nắm rõ ràng độ mạnh của ads trong đấu giá quảng cáo. Facebook sẽ chỉ tính phí bạn đúng với số tiền được đòi hỏi để ads của bạn chiến thắng đấu giá, có thể thấp hơn giá thầu tối đa của bạn, vì vậy bạn nên nhập đúng giá thầu tối đa khi tạo ads của bạn.

Hy vọng bài viết Via là gì? BM là gì? Một số thuật ngữ Facebook Ads phổ biến hiện naygiúp bạn hiểu hơn về VIA, BM và những thuật ngữ Facebook Ads. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

TAGS
Scroll To Top