THÔNG TIN NÓNG:

Số mệnh là gì? Con người có biết được Số mệnh không?

Trong đời sống thường ngày, chúng ta thường nhắc đến danh từ Số mệnh hay Số mạng còn gọi là Định mệnh, Thiên định, Trời định. Có một số người chấp nhận và một số người không chấp nhận là có Số mệnh. Vì thế ta nên có cách nghĩ như thế nào về Số Mệnh cho đúng?

Nhiều người vẫn tin rằng bất kỳ ai cũng được sinh ra với một số mệnh riêng. Số mệnh ấy quy định hoàn cảnh ra đời của mỗi người (Sinh ra trong gia đình giàu sang hay nghèo hèn…). Số mệnh cũng chi phối tố chất của mỗi người (Sinh ra với thân tướng đẹp hay xấu, khỏe mạnh hay đau yếu, thông minh hay ngu đần...). Số mệnh cũng chi phối mối tương quan với những người khác (Được nhiều người thương yêu giúp đỡ hay bị nhiều người ghét bỏ hãm hại…). Số mệnh cũng chi phối sự thăng trầm trong cuộc đời (Lúc nào thì cuộc sống được an vui, lúc nào thì gặp nhiều tai ương hoạn nạn, lúc nào sự nghiệp thăng hoa, lúc nào thì lụn bại...).

Số mệnh là gì?

Số Mệnh là sự xác định trạng thái hoàn cảnh trong một giai đoạn diễn ra ở thời điểm nào đó của bản thân con người được đề cập tới. Vận mạng của mỗi người không cố định mà có thể thay đổi tùy theo hành động. Sống thiện, tu tâm tích đức sẽ giúp thay đổi số mạng.

Thí dụ:

Lúc mới sinh ra ta được xác định là nam hay là nữ, ở châu Á hay châu Âu, con nhà giàu hay nghèo, thân xác khỏe mạnh hay bịnh tật, thông minh hay ngớ ngẩn?

Lúc trung niên ta được làm vai gì trong xã hội như: chủ, tớ, giàu nghèo, hạnh phúc đau khổ…

Mà cuộc đời con người chúng ta là một chuỗi nối dài của nhiều giai đoạn được xác định như trên, nên một con người có rất nhiều số, gọi là vô số Số.

Số mệnh là gì?

Có hay không có số mệnh?

Trước đây, cuộc sống của con người lệ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp. Năm nào được mùa thì no đủ. Năm nào thất mùa thì đói kém. No đủ thì xã hội an vui, ít trộm cắp. Đói kém thì xã hội bất ổn, nhiều trộm cắp, thậm chí tàn hại lẫn nhau. Cuộc sống của con người an vui no đủ hay không, tùy thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp lệ thuộc vào thời tiết. Theo quan điểm của nhiều người ở thời ấy, thời tiết phụ thuộc vào ý muốn, sự sắp đặt của thượng đế hay ông trời. Như vậy vận mệnh của con người là do ông trời an bài, sắp đặt.

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã chỉ ra rằng ý muốn hay sự sắp đặt của ông trời, thật ra chỉ là các quy luật tự nhiên. Nếu biết được các quy luật này, chúng ta có thể làm chủ sản lượng nông nghiệp, khống chế dịch bệnh. Do đây cuộc sống con người không còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết. Vận mệnh của con người, từ tay ông trời được chuyển giao vào tay con người. Ông trời không còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, nên niềm tin vào số mệnh do trời sắp đặt cũng phai nhạt bớt.

Hiện nay, nhiều người tin rằng số mệnh không sẵn có. Số mạng của ta tùy thuộc vào mức độ trí tuệ, mức độ sáng tạo, mức độ siêng năng, ý chí phấn đấu của ta mà nó trở thành tốt hay xấu. Số mệnh của ta do chính ta tạo ra ngay trong đời này. Quan điểm này được biện minh, khi trên thế giới có những người sinh ra trong điều kiện bình thường, nhưng nhờ có sự siêng năng, sáng tạo v.v… vẫn tạo ra được một sự nghiệp lừng lẫy. Những người siêng năng học hỏi, siêng năng làm việc dễ có một cuộc sống, một sự nghiệp tốt hơn những người ham chơi lười biếng.

Mặc dù thế, quan điểm trên có nhiều khiếm khuyết. Nó không lý giải được sự sai khác về hoàn cảnh, tố chất của mỗi người khi ra đời. Không lý giải được tại sao hai người cùng có hoàn cảnh như nhau, tri thức tương đương, không khác nhau nhiều về khả năng sáng tạo, lại có hai sự nghiệp khác nhau. Có những người dù luôn cố gắng học hỏi làm việc mà đời sống khó khăn vẫn hoàn khó khăn. Có những người sống một cách nhàn hạ, không cố gắng nhiều mà cuộc sống vẫn dễ dàng tốt đẹp. Ngay ở nơi một người, có những lúc dù rất cố gắng siêng năng, sự nghiệp vẫn không thăng tiến, nhưng có những lúc dù không cố gắng nhiều, sự nghiệp vẫn tiến triển vượt bực. Và trong cuộc sống, có những sự kiện may mắn hay xui xẻo khi xuất hiện có thể thay đổi cuộc sống của ta một cách mạnh mẽ. Sự xuất hiện của các sự kiện ấy nhiều khi nằm ngoài mọi tiên liệu của chúng ta, ngoài dự đoán của các ngành khoa học, nhưng nó có thể gây ra hậu quả to lớn vượt xa mọi khả năng phấn đấu của ta.

Rõ ràng cuộc đời và sự nghiệp của ta không chỉ phụ thuộc vào ý chí phấn đấu của ta. Nó còn phụ thuộc vào những yếu tố khác, mà chúng ta gọi là “thời vận”. Thời vận là một biểu hiện của “số mệnh”. Như vậy, dù đang ở trong thời đại khoa học, dù có tinh thần khoa học triệt để, chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò của “số mệnh” trong cuộc đời của mỗi người. 

Có hay không có số mệnh?

Nguồn gốc của “số mệnh”

Vì không thể phủ nhận “số mệnh”, nên câu hỏi kế tiếp là “số mệnh” do đâu mà có?

Đây là đề tài được nhiều tôn giáo, nhiều đạo gia, nhiều triết gia quan tâm. Hiện chúng ta có rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng có thể quy tất cả vào hai quan điểm chính.

1- Số mệnh do một thế lực bên ngoài tạo ra. Như có tôn giáo cho rằng, số mệnh là do trời hay một vị thượng đế sắp đặt.

2- Số mệnh do chính mỗi người tự tạo ra. Quan điểm này lại được phân thành hai:

- Số mệnh do chính mỗi người tự tạo lấy trong đời này.

- Số mệnh do chính mỗi người tự tạo lấy qua nhiều đời trong quá khứ và đang tiếp tục tạo ra trong đời này. Có thể xem đây là quan điểm của nhà Phật. Thật ra, nhà Phật không gọi là số mệnh mà gọi là nhân quả nghiệp báo. Vì cuộc đời là một chuỗi nhân quả nghiệp báo tương tục không gián đoạn.

“Số mệnh” của mỗi người mang tính tất định hay bất định?

“Số mệnh” của mỗi người mang tính tất định hay bất định?

Chúng ta có thể xem số mệnh là một chuỗi thăng trầm đổi thay trong cuộc đời của một người. Nếu chuỗi đổi thay ấy được xác định một cách rõ ràng theo thời gian, chúng ta có thuyết định mệnh. Trong trường hợp này, số mệnh mang tính tất định.

Thông thường quan điểm cho rằng số mệnh do trời sắp đặt, dễ được diễn dịch thành thuyết định mệnh. Thuyết này có một nhược điểm: Nếu số mệnh là định mệnh, không thể thay đổi thì mọi tạo tác của ta trong đời này trở thành vô nghĩa. Thật ra, đối với một số tôn giáo lớn, dù vẫn cho số mệnh do trời hay thượng đế sắp đặt, nhưng nếu chúng ta sống thuận ý trời, đẹp ý Chúa thì vẫn được những tưởng thưởng xứng đáng. Nói vậy là đã thừa nhận số mệnh có phần bất định.

Với quan điểm cho rằng, số mệnh do chính chúng ta tự tạo ngay trong đời này, vậy khi chưa có ý thức tạo lập cuộc đời, số mệnh hoàn toàn bất định. Nhiều triết gia phương Tây, dù không đề cập đến số mệnh, nhưng vô tình họ đã ủng hộ quan điểm này, khi cho rằng con người chỉ sinh ra một lần trong đời, không có quá khứ, không bị ràng buộc bởi quá khứ. “Thượng đế đã chết rồi” nên không còn ai sắp đặt cho ta một số mệnh. Yếu tính của con người là tự do. “Người nào tự mình tự do lựa chọn, tự mình tạo nên mình, tự mình là thành quả của mình, kẻ ấy mới đích thực hiện hữu”.  Việc cho rằng, chúng ta sinh ra với một số mệnh như tờ giấy trắng, hoàn toàn bất định, số mệnh trở thành thế này hay thế kia tùy theo sự tạo tác của ta, sẽ vấp phải các nhược điểm như đã nói ở trên.

Với quan điểm cho rằng, số mệnh do chính ta tạo ra trong quá khứ và đang tiếp tục tạo ra trong hiện tại thì số mệnh này không hẳn là tất định cũng không hẳn là bất định. Quan điểm này của nhà Phật không vấp phải các nhược điểm trên và cho ra một lý giải hoàn toàn phù hợp với thực tế. Quan điểm này được trình bày đầy đủ qua lý Nhân quả Nghiệp báo.

Theo lý Nhân quả, bất kỳ một sự kiện nào xuất hiện trong đời đều có nguyên nhân của nó. Các nguyên nhân này do mỗi người tự tạo lấy, thông qua ba nghiệp thân, khẩu, ý nên gọi là "nghiệp nhân". Trong ba nghiệp, ý đóng vai trò chủ đạo.

Những nghiệp nhân thời quá khứ khi đủ duyên cho ra quả thời hiện tại.

Những nghiệp nhân thời quá khứ và đang được tạo ra ở thời hiện tại, khi đủ duyên sẽ cho ra quả ở thời vị lai.

Quả là những sự kiện xuất hiện trong đời sống của ta.

Những nghiệp nhân thời quá khứ và hiện tại liên tục cho ra quả thời hiện tại và vị lai. Những quả ấy nối tiếp nhau tạo thành dòng sống của mỗi người. Do không thể truy tìm dược chỗ khởi đầu của dòng sống, nên nói rằng dòng sống đã xuất hiện từ vô thủy. Đời người chỉ là một đoạn ngắn trên dòng sống dài như vô tận ấy. Như vậy, chúng ta, ai cũng trải qua vô lượng đời kiếp, trôi lăn trong sanh tử luân hồi cho đến ngày hôm nay. Đời sống hiện tại, là cái quả nối tiếp của những đời quá khứ và là nhân của các đời vị lai.

Các nghiệp nhân được phân thành hai loại, thiện và ác. Nghiệp nhân thiện cho ra quả tốt. Nghiệp nhân ác cho ra quả xấu. Nếu quá khứ tạo được nhiều nghiệp nhân thiện thì hiện đời sẽ có nhiều sự kiện tốt xuất hiện trong đời sống của ta. Ngược lại, sẽ có nhiều sự kiện xấu xuất hiện trong đời. Trong quá khứ, chúng ta đã tạo nhiều nghiệp nhân, thiện ác lẫn lộn, nên hiện đời cuộc sống có lúc tốt, lúc xấu, lúc thăng, lúc trầm… Chính điều này đã làm nên ý nghĩa của số mệnh.

Như vậy số mệnh không do một vị thượng đế hay một ông trời sắp đặt mà do chính mỗi người tự tạo lấy trong quá khứ và đang được tiếp tục tạo ra trong hiện tại.

Do cuộc sống ở hiện đời là cái quả của những gì chúng ta đã gây tạo từ những đời trước, nên khi sinh ra chúng ta phải thừa hưởng những nghiệp nhân mà chính mình đã tạo ra trong quá khứ. Như vậy chúng ta không sinh ra với một số mệnh hoàn toàn bất định, mà vẫn có một “số mệnh” chi phối đời sống của chúng ta. Chính “số mệnh” này đã quy định hoàn cảnh, tố chất của mỗi ngươi khi được sinh ra. Do mỗi người đều tạo ra những nghiệp nhân riêng, nên hoàn cảnh của mỗi người khi ra đời cũng riêng khác.

Dù “số mệnh” đã có khi ra đời, nhưng “số mệnh” đó lại do ta tạo ra dưới sự chi phối của lý Nhân quả, nên nó không phải là định mệnh không thể thay đổi. Nếu “số mệnh” là định mệnh thì mọi hành vi tư tưởng của ta trong đời này hoàn toàn vô nghĩa. Sống đạo đức hay phi đạo đức, sống vị kỷ hay vị tha, sống lười biếng hay siêng năng v.v… đều như nhau. Điều này không phù hợp với thực tế. Cho nên, “số mệnh” vẫn có phần bất định.

Ta có thể làm gì với “số mệnh” của chính mình?

Do “số mệnh” có phần bất định, nên chúng ta có thể chỉnh sửa thay đổi “số mệnh” của chính mình. Vì “số mệnh” chịu sự chi phối của lý Nhân quả, nên muốn thay đổi “số mệnh”, chúng ta phải biết cách vận dụng lý Nhân quả.

Như đã nói, chúng ta tạo ra các nghiệp nhân thông qua thân, khẩu và ý. Vì thế chúng ta cũng phải nương nơi thân, khẩu, ý của chính mình mà sửa đổi “số mệnh” của mình. Muốn “số mệnh” tốt đẹp hơn, chúng ta cần làm các việc thiện, hạn chế các việc ác. Do từ nhân tới quả phải mất một khoảng thời gian, nên những việc làm tốt có thể chưa cho quả tốt liền. Lại nữa, nếu những nhân ác ở quá khứ còn nhiều và mạnh, nó sẽ ngăn trở các nghiệp nhân tốt vừa tạo ra cho quả sớm. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy mình đã làm nhiều việc tốt mà hoàn cảnh vẫn chưa thay đổi. Ở đây đòi hỏi chúng ta phải có niềm tin vào lý Nhân quả, kiên trì thực hành, kết quả sẽ đến.

Cách làm trên, là hướng ra ngoài làm các việc thiện thông qua thân và khẩu. Do ý đóng vai trò chủ đạo, nên muốn sửa đổi “số mệnh” một cách tích cực, chúng ta phải hướng vào trong sửa đổi tâm ý của chính mình. Ngoài làm các việc thiện, trong sửa đổi tâm ý sao cho phù hợp với đạo lý, chúng ta sẽ thay đổi được “số mệnh” của chính mình và thành quả sẽ đến ngay trong hiện đời.

Số mệnh của con người trong Phật giáo

Số mệnh của con người trong Phật giáo

Đức Phật dạy rằng, số mệnh của con người trong đời này sẽ suy ra được nghiệp nhân đời trước của họ. Nếu nghiệp nhân đời trước hay tiền nghiệp tội lỗi đã tạo, kết quả dẫn đến hiện nghiệp không tốt. Chẳng hạn như đời này phải gánh chịu số phận đói khát, nhục nhã của người dân một nước bị nô lệ, lạc hậu hoặc phải sanh vào gia đình nghèo khổ, không đủ cơm ăn áo mặc, sống lang thang...

Nếu ý thức được khả năng chuyển nghiệp theo lời Phật dạy, chúng ta có thể từng bước cải thiện cuộc sống thành tốt đẹp. Từ nghèo khó, nhưng biết đầu tư kiến thức, công sức vào công việc cũng có thể đạt được cuộc sống sung túc. Từ ốm đau bệnh tật mà biết điều chỉnh thể xác và tinh thần sẽ trở nên khỏe mạnh, từ không giỏi siêng năng học tập cũng sẽ đỗ đạt, thành công...

Như vậy, với tiền nghiệp hay số mệnh đã có, nhưng biết thay đổi nếp suy nghĩ, lời nói, việc làm thì có thể thay đổi được số mệnh để bản thân có tương lai tốt đẹp hơn. 

Giáo lý nhà Phật chỉ ra, những người có phước duyên được gặp Phật hay Thánh thăng khai ngộ, họ liền dễ đắc quả. Thiết nghĩ, khi bước vào con đường tu hành, chúng ta đều nhận chân được công ơn tế độ của minh sư và sự trợ lực của thiện hữu tri thức lớn lao như thế nào. Nhờ nương thầy và bạn hiền nên chúng ta trong sáng, dễ đắc quả.

Theo Phật giáo, trong 6 nẻo luân hồi có 2 thế giới vật chất mà chúng ta thấy được là thế giới của loài người và súc sinh. Bốn thế giới tinh thần, chúng ta không thể thấy gồm 2 thế giới cực ác là địa ngục và ngạ quỷ, 2 thế giới thiện là chư thiên và chư thần. Khi tâm hồn lắng yên hay bằng trực giác, chúng ta có thể cảm nhận được lực tác động vô hình của 4 loại hình thế giới chư thiên, chư thần, địa ngục và ngạ quỷ vào sinh hoạt của hai thế giới hữu hình là loài và súc sinh.

Vậy con người có biết được Số mệnh không?

Vậy con người có biết được Số mệnh không?

Ai trong chúng ta cũng đều biết Số mệnh cả (ở phần chủ động), nhưng để biết hết về Số Mệnh thì có rất nhiều khoa môn học thuật như: Kinh Dịch, Tướng Học, Tử Vi, Chỉ Tay, Phong Thủy, Chiêu Tinh, Bói bài, Triết Học... Sự thì muôn trùng trời biển, quy về chỉ có một Lý Biến Hóa Đồng Dị là cùng là hết.

Biến hóa có hai loại: Biến hóa đồng (giống, chung) và biến hóa dị (khác, riêng).

– Biến hóa đồng là: Muôn sự đều chung một lý biến hóa là thay đổi.

– Biến hóa dị là: Mỗi sự đều có riêng một lý biến hóa là thay đổi riêng theo kiểu của nó.

Nên nói rằng: Sự nào thì có lý biến hóa đó, lý biến hóa nào thì có sự đó cũng như sự nào thì lý đó, lý nào thì sự đó, hoặc “lý nào thì tượng đó, tượng nào thì lý đó”.

Từ đó các môn học thuật của con người, khi nghiên cứu và biết cái lý của mỗi sự và dùng lý mà luận về sự nên đều biết được Số mệnh cả.

Trong mỗi cái biết về Số mệnh nào cũng đều có giống và khác nhau cả, thí dụ như: có lúc biết chi tiết, có lúc biết bao quát, lúc biết nhiều, lúc biết ít và có lúc biết không biết …

Người biết Số mệnh có can thiệp được phần nào vào Số mệnh không?

Vì Số mệnh là có cả khách quan và chủ quan chi phối lẫn nhau nên người biết Số thường nương theo yếu tố khách quan mà hành động nên nói rằng:

“Thuận thiên hành đạo” là vậy.

Thuận Thiên là chiều theo tính lý biến hóa đồng dị gọi là Lý Dịch vốn là một yếu tố khách quan lớn nhất chi phối muôn loài vạn vật, vì mọi thứ đều phải bị Biến Hóa Thay Đổi Đổi Thay theo Lý Dịch. (Thiên là thiên biến, thay đổi)

Hành Đạo là ta chủ động hành xử để đi trên đại lộ thênh thang của Tạo Hóa, vốn có nhiều hướng để chúng ta lựa chọn và chủ động can thiệp ít nhiều đến Số Mệnh.

Vậy người biết Số có thể chủ động can thiệp gia giảm vào hoàn cảnh xấu tốt của Số mệnh, nhưng chỉ ở mức giới hạn nào đó của yếu tố khách quan mà thôi.

“Mọi ngẫu nhiên nào cũng có giải pháp của tất định.

Mọi hành động nào của tất định cũng có phần ảnh hưởng của ngẫu nhiên”.

Nên có người nói: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”

“Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”

“Tiểu phú do nhân mà đại phú do thiên”

Người biết Số mệnh có can thiệp được phần nào vào Số mệnh không?

Chúng ta nên có nhận thức về Số Mệnh như thế nào?

Với hai yếu tố Ngẫu nhiên và Tất định là nền tảng cấu tạo nên hai chữ Số Mệnh như đã phân tích ở trên, thì bất cứ ai trong chúng ta đều không thể phủ nhận được là có Số Mệnh, tuy nhiên trong mỗi chúng ta có khác nhau về sự “nhận thức”về Số Mệnh.

– “Nhận thức” là chấp nhận (nhận) khi ta có sự hiểu biết (thức) rõ, lúc ấy ta hành động sẽ vững tâm và tự tin hơn, nên gọi là “Tri thiên mệnh rồi mới tận nhân lực: Biết số mệnh rồi mới ra hết sức người mà hành động”

– Ngược lại người không cần biết trước Số mệnh của mình như thế nào? Thậm chí không tin có số mệnh, cứ ra hết sức mình để làm đến cuối cùng thì mới biết kết quả thành hay bại lúc đó mới biết là Số mệnh của mình là như thế. Khi đó nếu thành công thì không nói làm gì, nếu thất bại thì đã tốn nhiều công sức và quá nhiều thời gian, gọi là “Tận nhân lực rồi mới tri thiên mệnh”

Với sự nhận thức “Tri thiên mệnh rồi mới tận nhân lực” cũng đồng nghĩa với sự Ý Thức được Số Mệnh là sự hiểu biết về Số Mệnhthì ta có một tầm nhìn, một quan điểm, một sự giác ngộ của Trí Tuệtrong đời sống hiện tại và tương lai, ta thật tự tin và giải thoát khi đối diện với thành công cũng như thất bại. Sống bình an, tự tại trước những biến động của cuộc đời.

Học hỏi để biết và nhận thức đúng về Số Mệnh không phải là mê tín (u mê, không hiểu biết mà tin theo) cũng như khi hiểu đúng về Số Mệnh thì ta có sự tự tin trong cuộc sống, cũng như biết mình phải làm gì, đừng quá tham vọng mà trở thành thất vọng, đừng quá tự ti mà bi quan, đừng quá lạc quan thành chủ quan, mà phải hiểu biết để sống với tinh thần giải thoáttrước mọi biến động vinh nhục của cuộc đời, đó mới là tư tưởng thượng đẳng của loài người.

Hy vọng bài viết Số mệnh là gì? Con người có biết được Số mệnh không? giúp bạn hiểu hơn về Số mệnh. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

TAGS Tử vi Vận mệnh
Scroll To Top