THÔNG TIN NÓNG:

Đầm là gì phá là gì? Vai trò kinh tế của đầm phá. Các đầm phá nổi tiếng của Việt Nam

Thiên nhiên Việt Nam quá tuyệt vời, quyến rũ, đó là một sự thật mà không ai có thể chối bỏ. Vẻ đẹp của Việt Nam chính là vẻ đẹp của sự đa dạng, đó là sự đa dạng về thiên nhiên, khí hậu và hơn cả chính là sự đa dạng về địa hình. Nếu không có sự đa dạng về địa hình thì Việt Nam đã không thể có một vẻ đẹp như ngày hôm nay. Bên cạnh các loại địa hình khá nổi tiếng như địa hình bờ biển, địa hình karst (địa hình đá vôi), thì địa hình đầm phá cũng là một trong những dạng địa hình khá đặc trưng của Việt Nam. Và đã có rất nhiều đầm phá đã ghi danh mình vào bản đồ du lịch Việt Nam. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp trời nước đầm phá Việt Nam nhé!

Đầm là gì phá là gì?

Đầm làmột hình thái địa hình ngập nước rất nông và tại đây các loại thực vật vẫn có thể tồn tại và phát triển. Đầm bao gồm đầm nước ngọt – thường là dấu vết còn sót lại của một quá trình vỡ đê hoặc dòng chảy thay đổi, đầm nước lợ và mặn.

Phá cũng có thể được xem là một dạng đầm nước lợ và mặn, các phá thường được hình thành ở các cửa sông có đê cát – nơi có sự giao thoa hạn chế giữa nước ngọt và nước biển. Do có môi trường tương đối tách biệt với biển nên ở các phá thường diễn ra quá trình bồi tụ rất mạnh khiến mực nước ở đây khá nông.

Các đầm nước ngọt thường xuất hiện ở khu vực đồng bằng sông Hồng, nơi đã từng có những sự biến đổi khá mạnh mẽ về địa hình và sự dịch chuyển của các dòng chảy. Còn các phá, đầm nước lợ, mặn thì thường tập trung ở miền Trung nơi có giàu nguồn bồi tích cát ven bờ, sóng và thủy triều không lớn. Điểm đặc biệt của thiên nhiên đầm phá đó chính là sự đa đạng và khác biệt của hệ sinh thái nơi đây, chính sự khác biệt đó đã tạo nên một vẻ đẹp rất riêng cho đầm phá Việt Nam.

Đầm là gì phá là gì?

Đầm phá ở Việt Nam chiếm khoảng 21% chiều dài đường bờ biển, gồm 12 đầm phá lớn nhỏ phân bố chủ yếu ở miền Trung – Nam Trung Bộ, tổng diện tích khoảng 458 km2, trong đó hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (dài 68 km, tổng diện tích mặt nước 216 km2) là lớn nhất, sau các đầm phá Mard (200km2) và Santo Domingo (Dominica) (100km2). Trong khu vực châu Á, có thể kể đến các đầm phá Talesap (Thái Lan) và Chilka (Ấn Độ).

Đặc điểm của đầm phá

Đặc điểm của đầm phá - Đầm phá là có khối nước bị ngăn cách với biển ngoài bởi đường bờ, tuy vẫn có cửa thông song vẫn có ảnh hưởng lớn của song. Vì vậy, nước nước đầm phá thường là nước lợ, do có dòng nước sông từ bờ đổ vào.

Trầm tích sông, nước ngọt ít. Nước sông, cửa vào bị chắn, thuỷ triều hạn chế. Theo hình thái động lực có thể phân chia đầm phá ven bờ đại dương thế giới thành 4 kiểu: Đầm phá cửa sông (Estuarine lagoon), đầm phá hở (opening lagoon), đầm phá kín từng phần (partly closed lagoon) và đầm phá kín (closed lagoon). (Theo Viện khoa học và công nghệ Việt Nam)

Vai trò của đầm phá đối với kinh tế - xã hội

Vai trò của đầm phá đối với kinh tế - xã hội

Vai trò của đầm phá đối với kinh tế - xã hội

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đầm phá cung cấp cho con người nhiều loại sản vật và tạo điều kiện phát triển thủy sản, nông nghiệp, giao thông, du lịch, và hình thành "kinh tế đầm phá" với những tính chất đặc thù, cơ cấu liên ngành và tính hoàn chỉnh của mình.

Mạng 3G, 4G là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 loại

Cũng chính vì vậy, chủ yếu theo hướng thuận, vùng đầm phá có vai trò cực kì to lớn đối với phát triển dân sinh, kinh tế khu vực. Một bức tranh dân sinh, kinh tế sẽ hoàn toàn khác nếu không tồn tại vùng đất ngập nước đầm phá.

Vai trò to lớn của đầm phá đã hình thành nên khái niệm "cư dân đầm phá", tương tự như "cư dân đồng bằng" hay "cư dân miền núi". Cư dân đầm phá có nhiều nét riêng, độc đáo về tập quán sinh hoạt, phương thức và ngư cụ đánh bắt thủy sản, lễ hội...

Cũng từ vùng đầm phá này đã hình thành "kinh tế đầm phá" trực tiếp liên quan đến cuộc sống của hàng vạn người dân, có quan hệ với lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi, giao thông, lâm nghiệp của cả một khu vực. (Theo Khoa Thủy sản, Đại học Nông lâm TP HCM)

Đầm phá ven bờ ven bờ Miền Trung Việt Nam là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là nơi lưu giữ nguồn giống sinh vật thủy sinh, đa dạng kiểu sinh cư, như vùng cửa sông, đầm lầy, thảm cỏ nước, bãi lầy có thực vật ngập mặn, đáy bùn lòng chảo, lạch triều, bãi triều cát, vùng triều đá, nên đa dạng sinh học cao. Đặc biệt, các cửa sông, đầm lầy và thảm cỏ nước trong đầm phá là nơi rất giàu dinh dưỡng, nguồn giống, nguồn lợi thuỷ sản và là nơi tập trung chim di trú tạo thành các sân chim lớn như ở cửa sông Ô Lâu trong phá Tam Giang trước đây.

Đầm phá nổi tiếng của Việt Nam

ĐẦM VÂN LONG

Nằm cách Hà Nội khoảng 80km, xuôi theo quốc lộ 1A, qua Phủ Lý đến ngã ba Gián Khẩu, rẽ trái để chạy vào đường Nho Quan và thêm khoảng 8km để đến với xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Đầm Vân Long thực sự là một địa điểm du lịch tuyệt vời để bạn có những ngày cuối tuần thật thư giãn. Là một khu vực ngập nước nằm giữa một thung lũng với bốn bề là địa hình karst với các dãy núi đá vôi kỳ vĩ tiềm ẩn các hang động bí ẩn chưa được khám phá, đầm Vân Long thực sự là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng dành cho bất kỳ du khách nào.

Đầm Vân Long

Sự hấp dẫn của Đầm Vân Long đến từ hệ động thực vật đa dạng và độc đáo nơi đây. Đây là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động, thực vật, thủy sinh, các loài sinh vật sinh trưởng khắp nơi ở Đầm Vân Long từ các vách núi, trên bờ đến cả dưới nước. Trong số các loài sinh vật ở Đầm Vân Long thì nổi bật nhất là các loài động vật quý hiếm như: sơn dương, cu li lớn, cầy vằn, báo gấm, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai, cà cuống thuộc loại chân bơi quý hiếm đã được liệt vào sách Đỏ và quý hiếm nhất là loài vọoc quần đùi – loài linh trưởng đang có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu.

Dropshipping là gì? Mô hình kinh doanh Dropshipping có gì đặc biệt

Đầm Vân Long

Đến với Đầm Vân Long bạn không thể bỏ qua cảm giác được lênh đênh trên những con thuyền nan mỏng manh ngang dọc khu đầm. Ngồi trên thuyền, bạn sẽ cảm giác như mình đang lọt thỏm giữa những dải núi đá kỳ thú, bạn hãy tranh thủ quan sát vô số những loài thủy sinh xoa động dưới mặt nước trong, tĩnh lặng, ngắm nhìn những cánh cò bay lượn trên những ngọn cỏ năn, cỏ lác lúp xúp trên đầm. Hoặc bạn có thể thực hiện những chuyến thám hiểm vào các hang động huyền bí bên dưới các dãy núi đá vôi kỳ vĩ của đầm Vân Long.

PHÁ TAM GIANG

Cách thành phố Huế khoảng 12km, hệ đầm phá Phá Tam Giang – Đầm Cầu Hai nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Phá Tam Giang – nơi đã ghi rất nhiều dấu ấn vào thi ca. Phá Tam Giang chính là nơi mà ba dòng sông lớn của xứ Huế chọn để “hẹn hò”, hòa quyện với nhau trước khi đổ ra biển khơi rộng lớn: đó là sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu. Chính vì cái duyên kỳ ngộ khá đặc biệt đó mà Phá Tam Giang đã trở thành một đề tài bất hủ cho bất kỳ nhạc sĩ, nhà thơ nào, đến đây có thể bạn sẽ nhớ về những câu hát nổi tiếng trong bài hát “Chiều trên phá Tam Giang” nổi tiếng của nhạc sĩ Nhật Trường/Trần Thiện Thanh:

“Chiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em. Nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận. Em ơi, em ơi…”

Phá Tam Giang

Trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp buồn của xứ Huế mộng mơ, Phá Tam Giang mang cho mình một chiếc áo áo hoang sơ, vắng lặng với những tiếng thở nồng nàn của gió và những giọt nắng ấm áp, điều đó đã khiến bất kỳ du khách nào đến đây cũng phải trầm trồ, thán phục và òa lên vì sung sướng. Phá Tam Giang trở nên thật sống động hơn khi những đàn cò, vạc, sâm cầm, vịt trời…bay trắng mặt nước tạo nên một khung cảnh thật nên thơ, trữ tình. Sẽ thật khó để bất kỳ du khách nào có thể rời mắt khỏi khung cảnh này.

Phá Tam Giang

Đến với Phá Tam Giang bạn sẽ không thể bỏ qua những khoảnh khắc được ngắm thiên nhiên trong bình minh và hoàng hôn tại nơi đây. Cả nơi đây dường như khoác lên mình những chiếc áo mới, một chiếc áo vàng óng của ánh năng sớm bình minh và một chiếc áo đỏ tía của hoàng hôn lúc chiều tà. Hãy chọn một con thuyền nhỏ để lướt nhẹ giữa gió, nước và mây trời để rồi như hòa mình vào trời nước của một nơi đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa.

ĐẦM Ô LOAN

Nằm sát quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Câu, cách thành phố Tuy Hòa khoảng hơn 20km, Đầm Ô Loan thực sự là một địa điểm du lịch tuyệt vời mà nơi nào khó có thể sánh được. Từ trên đèo Quán Cau nhìn xuống, đầm Ô Loan tựa như một con phượng hoàng khổng lồ đang xòe cánh vươn ra biển khơi. Ấn tượng đầu tiên đối với bất kỳ ai khi nhìn về đầm Ô Loan chính là sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây với những dãy đồi nhỏ san sát, trùng điệp ở phía Tây, phía Đông là mả Cao Biền – một ngọn đồi cát nằm sát biển được gió xoáy cát bồi đắp lên – nơi gắn liền với sự tích Cao Biền bị trời chôn, cùng với giữa đầm là hai hòn đá lớn chồng lên nhau tạo nên Hòn Chồng.

Đầm Ô Loan

Không chỉ là thiên nhiên hùng vĩ, Đầm Ô Loan còn mang trong mình một vẻ đẹp thật thơ mộng đặc biệt là vào lúc chiều tà. Hoàng hôn trên đầm Ô Loan tạo nên một bức tranh thủy mặc nổi bật với tông màu đỏ cam nổi bật thật tượng. Ngoài ra, đến với đầm Ô Loan bạn không nên bỏ qua đặc sản nơi đây – sò huyết Ô Loan. Vì là một vùng nước lợ nên hương vị của các loại hải sản nơi đây, đặc biệt là sò huyết cực kỳ thơm ngon. Cháo sò huyết hay sò huyết tái trộn đậu phộng rang, cà chua là những món ngon mà ai cũng phải nhớ đến mỗi khi nhắc về đầm Ô Loan.

Sò huyết Đầm Ô Loan

Bên cạnh đầm Vân Long, phá Tam Giang, đầm Ô Loan, dải đất Việt Nam của chúng ta còn rất nhiều đầm phá với thiên nhiên tuyệt mỹ mà ta có thể kể hết được. Nếu bạn hứng thú cho một chuyến khám phá trời nước đầm phá Việt Nam thì đừng chần chừ hãy chuẩn bị ngay thôi nào!

Hy vọng bài viết Đầm là gì phá là gì? Vai trò kinh tế của đầm phá. Các đầm phá nổi tiếng của Việt Namgiúp bạn hiểu hơn về Đầm phá. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Dự án ERP là gì? Quy trình triển khai dự án ERP trong doanh nghiệp

TAGS
Scroll To Top