THÔNG TIN NÓNG:

Mạng 3G, 4G là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 loại

Hệ thống mạng di động đã trải qua một quá trình phát triển dài với các công nghệ khác nhau. Các tên gọi mạng 3G, 4G đôi khi khiến người dùng khó khăn vì không hiểu hết được ý nghĩa của nó. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 3G và 4G là gì nhé.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc kết nối với Internet đang dần trở nên đơn giản và tiện lợi hơn, giúp cuộc sống của con người dễ dàng hơn. Mạng 3G và 4G đang hỗ trợ hết sức đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Chữ “G” (Trong từ Generation) trong mạng công nghệ kết nối không dây này thể hiện từng thế hệ khác nhau của sản phẩm.

1. Mạng 3G là gì?

Mạng 3G còn được biết đến là thế hệ thứ ba (third-generation) của chuẩn công nghệ di động. Tính năng của nó là cho phép thực hiện thao tác truyền đi các dữ liệu thoại như nghe, gọi, nhắn tin,... và cả các dữ liệu ngoài thoại bao gồm tin nhắn nhanh, gửi email, hình ảnh, tải tệp,...

Điểm mạnh 3G so với công nghệ trước là cho phép truy cập internet, sử dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS, truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau.

Mạng 3G là gì?

Lịch sử ra đời của mạng 3G

Lịch sử ra đời của mạng 3G - Vào năm 1998, dự án Đối tác Thế hệ thứ 3 (3GPP) - The 3rd Generation Partnership Project được thành lập với mục đích thúc đẩy triển khai các mạng 3G. Đó cũng chính là lịch sử ra đời của mạng 3G ngày nay.

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên sử dụng mạng 3G rộng rãi. Đặc biệt, công ty NTT Docomo đã tiên phong cho ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA vào năm 2001. Dịch vụ 3G có mặt tại khu vực châu Âu vào năm 2003 và tại châu Phi vào năm 2007.

Tốc độ 3G

-   Tốc độ 3G là tốc độ truyền và tải dữ liệu (tin nhắn, cuộc gọi, hình ảnh, video…). Tốc độ càng cao nghĩa là thời gian truyền tải dữ liệu càng nhanh, dung lượng dữ liệu càng lớn.

-   Tốc độ 3G chuẩn của một số mạng di động tại Việt Nam là 21 Mbps và nâng cao lên 42 Mbps. Do đó, người dùng 3G sẽ có thể xem phim, clip, nghe nhạc và lướt web nhanh hơn. Trong đó HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access): Gói đường truyền tải xuống tốc độ cao, cho phép tốc độ tải dữ liệu về máy tối đa đạt đến 42 Mbps, tương đương với tốc độ đường truyền ADSL (1 giây có thể up xong 1 bản MP3 dung lượng 5 MB).

-   Còn HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access) là gói đường truyền tải lên tốc độ cao, cho phép tốc độ tối đa đạt 5.76 Mbps.

-   Đa số các smartphone, máy tính bảng hiện nay đều hỗ trợ tốc độ 3G tối đa của HSDPA và HSUPA.

Ưu và nhược điểm của mạng 3G

- Ưu điểm

+ Thuận tiện, dễ dàng kết nối ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Hỗ trợ cho người dùng nhiều dịch vụ đa phương tiện như lướt web, truy cập ứng dụng, nghe nhạc, xem video, tải dữ liệu,...

+ Truyền tải ở tốc độ cao hơn so với mạng 2G, từ đó việc tải dữ liệu diễn ra nhanh chóng hơn.

+ Hỗ trợ đa dạng trên các thiết bị, từ các loại smartphone rẻ cho đến những dòng chất lượng cao.

Ưu điểm của mạng 3G

- Nhược điểm

+ Chi phí sử dụng cao.

Nhân viên tín dụng tiếng anh là gì? Nhân viên tư vấn tín dụng có đặc điểm gì đặc biệt

+ Chất lượng sóng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thiết bị, vị trí thuê bao và trạm phát sóng 3G.

+ Tốc độ truy cập mạng sẽ đôi lúc không ổn định vì phải chia sẻ băng thông với những người dùng khác.

+ Tuy tốc độ 3G cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dùng trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, dẫn đến sự ra đời của các thế hệ mạng di động tiếp theo như 4G và 5G.

Ứng dụng của mạng 3G

Mạng 3G ứng dụng trong nhiều mảng khác nhau như:

- Mạng di động: Chuẩn 3G được sử dụng phổ biến nhất trong các mạng di động và các nền tảng công nghệ truy cập vô tuyến của nó.

- Điện thoại di động/Điện thoại thông minh: Các thiết bị sử dụng 3G phổ biến nhất là điện thoại di động để kết nối thoại và văn bản cơ bản, cũng như các loại điện thoại thông minh cung cấp nhiều tính năng hơn cho người dùng như truyền và truy cập dữ liệu.

- Bộ định tuyến băng thông rộng di động: Đối với việc sử dụng của người tiêu dùng và cả doanh nghiệp, bộ định tuyến băng thông rộng di động hỗ trợ tiêu chuẩn 3G có thể cho phép kết nối Internet cho các thiết bị điểm cuối được gắn vào bộ định tuyến - thông qua dây hoặc Wi-Fi.

- Modem máy tính: Các modem 3G Universal Serial Bus (USB) dùng cho máy tính xách tay cho phép kết nối di động với các thiết bị không có quyền truy cập Wi-Fi hoặc kết nối mạng có dây.

- Sao lưu di động: Cho phép kết nối chính thông qua kết nối có dây cố định và trong trường hợp bị lỗi, thiết bị đó sẽ không thể sử dụng kết nối di động.

Mạng 3G còn được sử dụng không? Còn quan trọng không?

Ngày nay, mặc dù mạng 4G, thậm chí là 5G đang dần trở nên phổ biến hơn nhưng không thể phủ nhận rằng mạng 3G vẫn còn phù hợp với đa số người dùng. Lý do mà cho đến nay mạng 3G vẫn còn có một vị trí quan trọng đó là:

- 3G vẫn là mạng dịch vụ mạng được sử dụng rộng rãi nhất trên hành tinh. Nó phủ sóng đến 87% các khu vực đông dân cư.

- Đối với người dùng, sự ổn định có lẽ vẫn chiếm ưu thế hơn tốc độ truyền mạng. Khi kết nối mạng 4G bị hạn chế hoặc không đáng tin cậy, người dùng sẽ cảm nhận được lợi ích về độ ổn định khi sử dụng kết nối mạng.

- 3G có xu hướng tiêu tốn ít năng lượng hơn, đặc biệt khi người ta không liên tục chuyển đổi giữa 3G và 4G do sự kết nối không ổn định. Nếu việc tiết kiệm pin cho thiết bị của bạn là vấn đề quan trọng hơn thì việc chuyển kết nối sang 3G sẽ là lựa chọn tối ưu.

2. Mạng 4G là gì?

Mạng 4G là gì? Cái tên "4G" thực ra là tên viết tắt của Fourth-Generation, cụ thể hơn thì 4G là công nghệ truyền thông không dây (đời) thứ tư. Trong điều kiện lý tưởng hay từ smartphone đến các trạm phát mạng 4G có kết nối cực kì ổn định, mạng 4G sẽ cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa tới 1 hay 1.5 Gb/giây.

Với những ứng dụng đa dạng như duyệt web tốc độ cao, điện thoại IP (VoIP), game, truyền hình độ nét cao, hội thảo video... 4G là công nghệ hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới về dịch vụ viễn thông.

Ri là gì? Lô là gì? Tại sao nên mua theo ri?

Hiện tại các quốc gia khác đã áp dụng mạng 4G từ khá lâu rồi, Việt Nam chúng ta cũng đã từng từ truyển khai mạng 4G tại các thành phố lớn và kết quả thu được hết sức là khả quan.

Nếu mạng 4G được thương mại hóa rộng rãi hơn thì người dùng chúng ta có thể tha hồ xem phim chất lượng cao trong lúc di chuyển hay tải được cả những tựa game nặng về máy chỉ trong chốc lát mà thôi.

Mạng 4G là gì?

4G có tại Việt Nam từ khi nào?

4G là công nghệ truyền thông không dây xuất hiện đã khá lâu và được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng phải từ ở thời điểm cuối năm 2015 đến đầu năm mới 2016 thì những tập đoàn viễn thông Việt Nam mới bắt đầu triển khai thử nghiệm có giới hạn khu vực mạng 4G.

Tính đến ở thời điểm cuối năm 2017, có hơn 80.000 trạm thuế đường bộ phát sóng 4G đã được xây dựng với mục tiêu phủ sóng 4G trên toàn quốc.

4G LTE là gì?

4G LTE là gì? Nếu như bạn tham khảo thêm về phần cứng của các smartphone, hầu hết chúng đều ghi là "hỗ trợ mạng 3G" hoặc "4G LTE" chứ không bao giờ để chữ "4G" riêng biệt.

Trong phần trên, khi một kết nối có truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 1 hay 1.5 Gb/giây mới được xem là mạng 4G. Vậy nên hiện tại chưa có một thiết bị mạng hay một chiếc smartphone nào đạt được tốc độ truyền tải như vậy.

Điều này đã làm các nhà mạng phải gắn thêm chữ "LTE" - viết tắt của Long Term Evolution (Tiến hóa dài hạn) - để giúp người dùng hiểu rằng đây chưa phải là một công nghệ chuẩn 4G, thay vào đó chỉ là một chuẩn tiệm cận công nghệ mạng thứ tư.

4G LTE là gì?

Trên thực thế, tuy điện thoại của bạn có thể hiển thị biểu tượng “4G” ở góc phải phía trên màn hình, nhưng thực chất lại không phải kết nối 4G theo chuẩn lí tưởng nhất.

LTE khi được viết đầy đủ nó sẽ là LTE CAT, và có khá nhiều chuẩn. Mỗi lần công nghệ được cải tiến sẽ được cập nhật thêm mới.

Và để giúp bạn dễ hình dung nhất thì khi bạn tham khảo chuẩn mạng 4G LTE CAT mà smartphone hỗ trợ, CAT càng cao thì tốc độ upload/download dữ liệu sẽ càng nhanh.

Ưu và nhược điểm của mạng 4G

- Ưu điểm

  • Tốc độ mạng 4G đạt mức rất ấn tượng khi trong điều kiện lý tưởng, tốc độ tải của công nghệ mạng nàу khi di chuуển lên đến 100 Mbpѕ ᴠà đạt хấp хỉ 1Gbpѕ nếu đứng уên.
  • Công ѕuất ᴠà hiệu ѕuất hoạt động của mạng di động 4G cực kỳ cao khi một trạm phát 4G có thể phục ᴠụ cùng lúc khoảng 300-400 người dùng.
  • Mạng 4G hỗ trợ các chương trình mã hóa nhanh hơn, nén được nhiều dữ liệu bit hơn ѕo ᴠới mạng 3G.
  • Nhờ tốc độ truуền dữ liệu cao nên mạng 4G hỗ trợ các phần mềm chạу mượt mà hơn, người dùng được хem ᴠideo chất lượng cao Full HD ᴠà 4K.

- Nhược điểm

  • Theo nghiên cứu,việc sử dụng, kết nối 4G sẽ làm máy tính, điện thoại nhanh hao pin. Điều mà các nhà công nghệ chưa tìm ra giải pháp tối ưu được.
  • Những dòng smartphone đời mới mới có thể nhận sóng 4G.
  • Không phải điện thoại nào cũng hỗ trợ 4G.
  • Nó không cung cấp dịch vụ tốt ở khu vực nông thôn do yêu cầu của mạng không dây và mạng 4G không được mở rộng tốt ở những khu vực đó.
Ưu và nhược điểm của mạng 4G

Làm sao dùng mạng 4G?

Để kết nối 4G, cần cả hai chiều:mạng hỗ trợ tốc độ cao và thiết bị hỗ trợ mạng này.Trên toàn vùng, lãnh thổ,chắc chắn trên thị trường xuất hiện làn sóng thiết bị có khả năng kết nối.

Các nhà mạng sẽ chính thức cung cấp kết nối một cách hạn chế trước khi phủ sóng toàn bộ.

LTE là một bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển công nghệ hỗ trợ kết nối không dây.Với ưu điểm vượt trội về tốc độ và tối ưu mạng.

Tính đến hiện tại mạng 4G LTE đã phủ sóng khắp mọi nơi, điển hình ở Việt Nam. Các mạng di động lớn đều đã hỗ trợ: Mobifone, Viettel, Vietnamobile với gói cước dễ tiếp cận người dùng.

3. Sự khác nhau giữa mạng 3G và 4G

Sự khác nhau giữa hai thế hệ mạng không dây nằm ở 3 yếu tố: Tốc độ download, tốc độ upload và kết nối thời gian thực. cụ thể như sau:

Sự khác nhau giữa mạng 3G và 4G
  • Về tốc độ download và upload dữ liệu

Theo lý thuyết, mạng 4G có khả năng kết nối nhanh hơn 3G tới 10 lần. Người dùng khi sử dụng mạng 4G có thể truy cập Internet vô cùng nhanh chóng, tốc độ load phim hay tải nhạc cũng nhanh hơn bình thường rất nhiều.

  • Kết nối thời gian thực

Kết nối thời gian thực của mạng 4G được đánh giá cao hơn so với mạng 3G. Thời gian trễ của mạng 4G cũng thấp hơn nhiều lần so với 3G.

Hy vọng bài viết Mạng 3G, 4G là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 loạigiúp bạn hiểu hơn về mạng 3G và 4G. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

EQ là gì? Chỉ số EQ bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là thấp

TAGS
Scroll To Top