THÔNG TIN NÓNG:

Nhân viên kinh doanh là gì? Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là gì? Cần những kỹ năng nào để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc là thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ thế nào là nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết mà nhân viên kinh doanh cần có.

Mục Lục Bài Viết [Ẩn]

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công việc của nhân viên kinh doanh là đảm nhận các công việc trong công ty như quản lý, xây dựng chiến lược, môi giới tiếp thị… với mục đích đẩy sản phẩm đi nhanh chóng và đem về những lợi nhuận lớn cho công ty.

Blog là gì? Tìm hiểu về blog, blogger, và việc viết blog

Một nhân viên kinh doanh cần phải hội tụ đủ các yếu tố như: 

- Sự đam mê: bạn cần có tham vọng, luôn muốn đổi mới thay đổi bản thân tốt hơn với công việc hiện tại của mình, điều này sẽ giúp bạn tạo động lực cho những khó khăn trước mắt

HR là gì? Nhiệm vụ của HR trong doanh nghiệp là gì

- Sự kiên trì: luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, biết lắng nghe là những yếu tố giúp bạn rèn luyện những kỹ năng tốt nhất để thuyết phục khách hàng hiệu quả

- Sự quyết đoán: bạn cần có sự tự tin vào những quyết định của mình, đó là một phần yếu tố giúp bạn thành công

Công việc của nhân viên kinh doanh

Công việc chính của Nhân viên kinh doanh là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo đó, một Nhân viên kinh doanh cần phải tập trung hướng về mục tiêu, chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.

Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

  • Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.
  • Lập kế hoạch công tác tuần, tháng trình Trưởng kênh bán hàng duyệt. Thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
  • Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mâu của các quy trình này.
  • Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho Trưởng nhóm kinh doanh.
  • Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Trưởng nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trướng nhóm giữ, một bản chính cho phòng kế toán giữ.
  • Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
  • Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….
  • Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
  • Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.
  • Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.
  • Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.

Nhân viên kinh doanh là một nghề rất thích hợp với những người thích sự thử thách, cầu tiến và kiên trì với mục tiêu của mình. Thông qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về nghề nhân viên kinh doanh và những kỹ năng mà bạn cần rèn luyện tốt nhất để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc.

Vốn điều lệ là gì? Quy định về góp vốn điều lệ tại Việt Nam như thế nào?

TAGS
Scroll To Top