THÔNG TIN NÓNG:

Tự là gì, Hiệu là gì? Cách đặt tên tự, tên hiệu

Đối với cổ nhân, tên của một người là hết sức trọng yếu. Nó không chỉ để xưng hô, mà còn là đặc điểm vận mệnh của người đó. Không giống với thời nay, vốn chỉ có “họ tên” mà cổ nhân còn có “hiệu” và “tự”. Vậy Tự là gì? Hiệu là gì?

Thế nào là ‘danh’ và ‘tự’?

Danh là gì? Vào thời cổ đại, ‘danh’ và ‘tự’ không hề đồng nhất, được sử dụng riêng biệt. ‘Danh’ ở thời cổ đại thật ra là tên húy hoặc biệt danh, ‘tự’ ở thời cổ đại mới là ’danh’ trong ‘danh tính’ hiện nay, cũng tức là tên gọi thường ngày.

Sau khi một người sinh ra được ba tháng, các bậc trưởng bối sẽ đặt cho một cái tên, thường gọi là ‘ấu danh’, vào ngày cử hành lễ trưởng thành mới có ‘tự’, ám chỉ rằng đã có thể hòa nhập được với xã hội.

Tự là gì? Trong cuốn “Lễ ký sĩ quan lễ” có ghi chép rằng: “Một người sau khi trưởng thành, ‘danh’ mà các bậc trưởng bối đặt cho đã không còn phù hợp để trực tiếp xưng hô trong xã hội nữa, cần có một cách để xưng hô với người đồng cấp hoặc hậu bối, đó cũng chính là nguồn gốc của ‘tự’”. Việc đặt tên tự chứng tỏ người đó bắt đầu được xã hội công nhận và tôn trọng.

Cả nam lẫn nữ đều có ‘tự’, chứ không phải chỉ mỗi nam mới có. Vào thời cổ đại, nữ nhân cũng có thể có ‘tự’. Trong cuốn “Lễ ký nội tắc” có ghi chép rằng: “Nữ tử thập hữu niên nhi kê”, nghĩa là lễ trưởng thành của nữ sẽ tổ chức vào lúc 15 tuổi, sau đó có thể lấy chồng, cũng có “tự” của riêng mình. Cái gọi là “Đãi tự khuê trung” (khuê nữ), chính là bắt nguồn từ đây.

Người xưa chú ý đến điều gì khi đặt ‘tự’?

‘Tự’ chính là ‘danh ngoại chi danh’ (một cái tên khác ngoài tên), có thể là một chữ, cũng có thể là hai chữ, nhưng phần lớn là hai chữ, hơn nữa khi đặt ‘tự’ thường có liên quan đến ‘danh’. Các phương pháp thường thấy để đặt tên tự như sau:

- Dùng từ đồng nghĩa: Tự có ý nghĩa tương đồng hoặc tương thông với danh.

Ví dụ: Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh ("lượng" là "sáng" còn "khổng minh" là "rất sáng"). Ngô Tuấn (1019-1105) người Thăng Long, tên tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính họ Lý, nên được gọi là Lý Thường Kiệt. Danh và tự của ông hoàn toàn hỗ trợ cho nhau ("tuấn" là tài hoa hơn người còn "kiệt" là tài năng xuất chúng).

- Dùng điển tích để đặt tên tự: Lấy một thành ngữ, một câu văn, hay điển tích mà trong đó có cả danh và tự.

Ví dụ: Tào Tháo tự Mạnh Đức lấy từ câu “phì thị chi vị đức tháo” trong Tuân Tử (dịch nghĩa: Đó là phẩm hạnh của đức).

- Dùng từ trái nghĩa: Tự và danh có ý nghĩa tương phản.

ICT là gì? ICT viết tắt của từ gì?

Ví dụ: Chu Hi, tự là Nguyên Hối (Hi là ánh mặt trời, mang ý nghĩa trời sáng, còn Hối lại nghĩa là tối tăm, biểu thị trời tối).

- Dùng phương pháp liên hệ: Dựa vào danh để suy ra tên tự hay ngược lại.

Ví dụ: Nguyễn Bỉnh Khiêm tự Hạnh Phủ (Hạnh là đức hạnh, liên hệ đến Khiêm là nhún nhường)

Danh và tự của người xưa còn được dùng để chỉ quan hệ thứ bậc, biểu thị anh em trong gia đình và thường thêm chữ "bá" (mạnh) là lớn, "trọng" là thứ hai, "thúc" là em, "quý" là út…

Tại sao có ‘danh’, ‘tự’ rồi còn phải đặt thêm ‘hiệu’?

Hiệu là gì? So sánh với ‘danh’ và ‘tự’, ‘hiệu’ thường không phải do các bậc trưởng bối đặt, mà là các văn nhân nho sĩ dùng để xưng hô với nhau, thường gửi gắm vào đó cảm xúc, phẩm chất, hứng thú và sở thích kinh nghiệm sống… của chủ nhân, là tượng trưng những thứ cần theo đuổi trong cuộc sống.

Người xưa lựa chọn ‘hiệu’ một cách phóng khoáng tự do, dù là lựa chọn về mặt số lượng chữ, số lượng hiệu, hay là từ ngữ, đều không có sự hạn chế nào. Tên hiệu do người sử dụng thường đặt không bị chi phối bởi gia tộc, thứ bậc trong gia đình. Thông thường, một người có thể có vô số ‘hiệu’, tùy theo sở thích mỗi người, muốn đặt bao nhiêu cũng được.     

Như Tô Thức có hiệu là ‘Đông Pha Cư Sĩ’, ‘Cư Sĩ’ có nghĩa là ông ta theo tín ngưỡng Phật giáo, hơn nữa ông từng tự khai khẩn một mảnh đất hoang ở phía đông thành Hoàng Châu, ‘Đông Pha’ chính là tên gọi khác của mảnh đất hoang đó.

Việc đặt tên hiệu, biệt hiệu đôi khi còn mang cả dấu ấn địa phương, quê hương bản quán của mình.

Ví dụ: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, xứ Hải Dương lấy hiệu là Bạch Vân Am và Tuyết Giang Phu tử để nói lên ý nguyện và tình yêu quê hương xứ sở. Trần Nguyên Đán (1352-1390) người xã Tức Mặc, lộ Thiên Trường lấy hiệu là Băng Hồ, lấy ý trong câu thơ Đường “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” (dịch nghĩa là: Một tấm lòng trong trắng trong bình ngọc), để thể hiện tấm lòng của mình đối với nhà Trần.

Nhân viên tư vấn tiếng anh là gì? Những loại nhân viên tư vấn nào tại Việt Nam

Các bậc đế vương hay sĩ đại phu sau khi chết được phong tặng một ‘thụy hiệu’, ‘miếu hiệu’, đây cũng là một loại biệt hiệu. Ví dụ như ‘Phạm Văn Chính Công, ‘Tăng Văn Chính Công’, ‘Tần Mục Công’.

Cách sử dụng tên tự, tên hiệu

Cách sử dụng tên tự, tên hiệu

Khi sử dụng danh, tự và hiệu không thể tùy tiện mà phải tuân theo nguyên tắc nhất định. Do người xưa trọng lễ nghĩa nên cách dùng danh, tự và hiệu cũng rất cầu kỳ.

Theo lễ nghĩa xưng hô thời xưa, khi bản thân xưng hô thì xưng ‘danh’, gọi người khác thì gọi ‘tự’, đây là lễ phép cơ bản. ‘Danh’ là do các bậc trưởng bối đặt, khi tự xưng hô, hay xưng hô một cách khiêm tốn thì có thể dùng ‘danh’, giữa bạn bè với nhau, nếu như quan hệ vô cùng thân thiết, khi riêng tư cũng có thể trực tiếp xưng ‘danh’.

Thông thường khi giao tiếp với trưởng bối, bắt buộc phải gọi ‘tự’, nếu như trực tiếp gọi ‘danh’, tức là mạo phạm, danh của cha mẹ mà nhắc tới là bất kính, còn danh của vua chúa mà nhắc tới là đại nghịch. Còn khi nói chuyện với hậu bối, tuy rằng có thể trực tiếp xưng ‘danh’, nhưng thường cũng sẽ dùng ‘tự’ để xưng hô, biểu thị sự khách sáo và tôn trọng.

Còn về ‘hiệu’ thường được sử dụng khi các văn nhân nho sĩ xưng hô với nhau, phổ biến là dùng để tự xưng hô. Nhưng đối với các nhân vật lịch sử mà nói, cách xưng hô mà mọi người đều biết, có thể là ‘danh’, cũng có thể là ‘tự’, cũng có thể là ‘hiệu’. Thông thường sẽ lưu truyền cách xưng hô thuận miệng dễ nhớ nhất.

Ví dụ như Trịnh Bản Kiều, danh là Trịnh Tiếp, tự là Khắc Nhu, hiệu là Bản Kiều đạo nhân, chữ ‘Bản Kiều’ dễ nhớ, còn Trịnh Tiếp hay Trịnh Khắc Nhu đều ít người biết đến. Tô Thức tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha Cư Sĩ, đến bây giờ cũng nhiều người còn gọi ông là Đông Pha Cư Sĩ.

Tự và hiệu dùng trong trường hợp người dưới gọi người trên, hoặc những người ngang hàng nhau gọi.

Như người đời thường gọi Chu Văn An là Tiều Ẩn, Nguyễn Trãi là Ức Trai tiên sinh, gọi Nguyễn Thiếp là La Sơn Phu Tử hay Hạnh Am hoặc Lạp Phong, gọi Lê Hữu Trác là Hải Thượng Lãn Ông, gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là Tuyết Giang Phu Tử, gọi Ngô Thời Sĩ là Nhị Thanh Cư Sĩ (những người lấy hiệu “Cư Sĩ” thường coi khinh lợi lộc, khẳng định mình là người thanh cao)...

Bên cạnh việc dùng trong giao tiếp, tên tự, hiệu còn được dùng đặt tên cho các tác phẩm của người đó. Cách làm này là tương đối phổ biến, nhưng cũng đặt ra cho người đời sau tìm hiểu về tác gia và tác phẩm Hán Nôm.

Chu Văn An dùng tên hiệu để đặt tên sách Tiều Ẩn thi tập, Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập. Trần Nguyên Đán đã dùng tên hiệu của mình để đặt cho sách là Bằng Hồ ngọc hác tập.

Ngô Thời Nhậm đã dùng tên tự để đặt tên cho các sách: Ngô gia văn phái Hy Doãn công tập, Hy Doãn công di thảo. Nguyễn Tiếp dùng các tên hiệu để đặt cho các sách: Hạnh Am di văn, Lạp Phong văn cảo.

Nguyễn Tư Giản dùng tên tự và tên hiệu để đặt cho các sách: Nguyễn Tuân Thúc thi tập, Thạch Nông thi tập, Thạch Nông toàn tập, Thạch Nông văn tập…

Như vậy, khi gọi và khi viết về người khác, người xưa rất ít nêu thẳng tên (danh) mà thường thay bằng tên tự, tên hiệu hoặc biệt hiệu.

Hy vọng bài viết Tự là gì, Hiệu là gì? Cách đặt tên tự, tên hiệugiúp bạn hiểu hơn về Tự và Hiệu. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Proposal là gì? Tại sao doanh nghiệp cần có những Proposal đột phá

TAGS
Scroll To Top