THÔNG TIN NÓNG:

Sóng là gì, thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra sóng và thủy triều

Mặt biển hay mặt sông không phải lúc nào cũng phẳng lặng, dịu dàng. Đôi khi trong những khoảnh khắc, chúng sẽ nổi lên những đợt sóng cao lớn. Những đợt sóng đó có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có thể mang lại những tai họa nghiêm trọng cho con người. Và hiện trượng đó được gọi là “thủy triều”.

Sóng biển là gì?

- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to.

- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 - 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.

+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

+ Tác hại: có sức tàn phá khủng khiếp.

Sóng biển là gì?

Các đặc trưng của sóng biển là gì?

+ Chiều dài sóng (ký hiệu L): Chính là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp nhau.

+ Chu kì sóng (ký hiệu T): Là khoảng thời gian cần thiết để một chiều dài sóng được truyền sang vị trí đang xét.

+ Chiều cao sóng (ký hiệu H): Là khoảng cách giữa đỉnh sóng với đáy sóng theo 1 phương thẳng đứng.

+ Biên độ sóng (ký hiệu a): Là khoảng cách từ đỉnh sóng (hoặc đáy sóng) tới vị trí đường mực nước tĩnh theo phương thẳng đứng; biên độ sóng bằng một nửa chiều cao của sóng.

+ Độ dốc sóng (ký hiệu s): Bằng với chiều cao sóng chia cho một nửa chiều dài của cả ngọn sóng.

+ Năng lượng sóng (ký hiệu E): Thường được tính bằng cơ năng của mỗi mét vuông mặt nước khi có đợt sóng truyền qua.

+ Vận tốc truyền sóng (ký hiệu c): Hay còn được gọi là vận tốc pha của sóng, là vận tốc chuyển động của đỉnh sóng trong 1 hệ quy chiếu đứng yên.

+ Vận tốc nhóm sóng: Là đại lượng đặc trưng của sóng lan truyền, nó bằng với vận tốc truyền năng lượng của sóng.

Lotion là gì, Toner là gì? Nên dùng cái nào trước?

Phân loại các loại sóng biển

Dựa vào sự hình thành, chúng ta có thể phân chia sóng thành hai loại như sau:

+ Sóng hỗn hợp: Loại sóng này được hình thành tại vị trí đang xảy ra bão; hướng sóng, chiều cao sóng cũng như chu kỳ sóng có dạng không đồng nhất với nhau.

+ Sóng lừng: Kiểu sóng này được truyền từ nguồn phát sinh sóng (bão) cách rất xa vị trí đang xét. Sóng lừng có chiều dài sóng, chiều cao sóng cũng như chu kỳ tương đối đồng đều và vẫn có còn sóng.

Vai trò của sóng biển đối với khí hậu Trái Đất

Vai trò của sóng biển đối với khí hậu Trái Đất

Một nghiên cứu mới mang tính đột phá mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Vương quốc Anh đã tiết lộ rằng sóng biển mới là yếu tố chính, đóng vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu trên Trái Đất.

Khi hiện tượng vỡ của sóng trên bề mặt nước biển xuất hiện, chẳng hạn như do ảnh hưởng của các cơn gió lớn, một số lượng đáng kể bọt sóng (các bong bóng) đã bị nén vào độ sâu ít nhất là một mét. Những bọt sóng thường này có xu hướng giải phóng một phần khí carbon dioxide (CO2) rồi hòa tan vào nước biển. Điều này có nghĩa là lượng khí CO2 cũng như là tỉ lệ axit hóa đại dương trên toàn cầu theo ước tính trong thời điểm đó  ngày một tăng cao.

Nghiên cứu mới này cũng đã góp phần giúp cộng đồng khoa học nhận thức sâu sắc hơn về ảnh hưởng của đại dương, sóng biển trong việc góp phần kiểm soát khí hậu toàn cầu cũng như là giúp làm chậm hiện tượng của sự ấm hoá toàn cầu.

Thủy triều là gì?

- Khái niệm:Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân:Hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Đặc điểm:

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch) thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

Thủy triều là gì?

Tổng hợp thông tin người mang thần số học số 10

Một số thuật ngữ liên quan đến thủy triều

Sóng thủy triều

Là hiện tượng thủy triều lan truyền trong thủy quyển dưới dạng các sóng dài có chu kỳ nhiều giờ, biên độ nhỏ và bước sóng lên đến hàng ngàn km. Tính chất của các sóng triều phụ thuộc vào độ lớn và chu kì biến thiên của lực hấp dẫn giữa Trái Đất – Mặt Trăng và Trái Đất – Mặt Trời.

Có gần 400 sóng triều thành phần, trong đó các loại cơ bản là:

  •     Sóng bán nhật triều mặt trăng chính
  •     Sóng nhật triều mặt trăng chính
  •     Sóng bán nhật triều chính
  •     Sóng nhật triều mặt trời chính
  •     Sóng lệch nhật triều chính

Mực nước triều

Là mực nước dao động theo từng khoảng thời gian so với độ cao được quy ước trước. Đơn vị dùng để đo mực nước triều là mét (m) hặc xen ti mét (cm).

Độ triều lớn

Là chỉ số đo bằng mức nước lớn trừ đi mực nước ròng thấp nhất trong ngày. Trong đó:

  •     Nước lớn (đỉnh triều) Vị trí cao nhất của mực nước trong một chu kỳ triều.
  •     Nước ròng (chân triều): Vị trí thấp nhất của mực nước trong trong một chu kỳ triều.

Sóng triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông

Thủy triều tại vùng ven biển và cửa sông có tính chất rất phức tạp. Lý do là vì nước triều được cấu thành từ tổ hợp sóng dài dạng sóng tiến và sóng đứng bị biến dạng mạnh do khúc xạ, phản xạ, lực ma sát, sông rạch, đường bờ biển…

Chu kỳ triều

Là khái niệm chỉ khoảng thời gian giữa hai lần thủy triều trong ngày, phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp của các sóng triều thành phần.

  •     Thời gian triều rút: là khoảng thời gian từ giai đoạn nước lớn đến nước ròng tiếp theo.
  •     Thời gian triều dâng: là khoảng thời gian từ giai đoạn nước ròng đến nước lớn tiếp theo.

Chế độ triều

Có hai loại triều cơ bản là:

  •     Nhật triều: 1 lần lên và 1 lần rút trong ngày
  •     Bán nhật triều: 2 lần lên và 2 lần rút trong ngày.

Bên cạnh đó, còn có hai loại triều hỗn hợp là nhật triều không đều và bán nhật triều không đều.

Kỳ nước cường và kỳ nước kém

Kỳ nước cường thường xuất hiện vào đầu tháng âm lịch hoặc tuần trăng rằm: Mặt Trăng – Mặt Trời – Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.

Kỳ nước kém thường xuất hiện lúc trăng già hoặc trăng non: Mặt Trăng – Mặt Trời tạo thành một góc vuông tại Trái Đất.

Thường diễn ra khoảng nửa tháng theo vòng tuần hoàn với chu trình sau đây:

  •     Từ 3 – 5 ngày đầu: kỳ nước cường, thủy triều có biên độ lên, xuống rất mạnh (lên rất cao và xuống rất thấp
  •     Từ 4 – 5 ngày tiếp theo: độ lớn của triều giảm dần.
  •     Từ 3 – 5 ngày tiếp theo: kỳ nước kém, thủy triều lên, xuống rất thấp.
  •     Từ 4 – 5 ngày tiếp theo: độ lớn của triều tăng dần để chuẩn bị bước vào kỳ nước cường tiếp theo.

Kỳ nước cường và kỳ nước kém

Ứng dụng của thủy triều

Thủy triều đóng vai trò lớn trong đời sống người dân:

  •     Đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam. Yếu tố thủy triều đóng vai trò quyết định đến chiến thắng của quân ta trong trận chiến với quân Nam Hán (938) và Mông Nguyên (1288) trên sông Bạch Đằng.
  •     Cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất
  •     Phục vụ cho các ngành sản xuất như nông nghiệp (bồi đắp phù sa), ngư nghiệp (mang theo nguồn thuỷ hải sản phong phú, hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy hải sản), công nghiệp (thủy điện), khoa học (nghiên cứu liên quan đến thủy văn)
  •     Con người tận dụng lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền, tạo ra giá trị về du lịch và giao thông vận tải hàng hải
  •     Tác động tốt đến hệ sinh thái biển, cung cấp nguồn thức ăn, môi trường sống cho một số động vật ven bờ

Tuy nhiên, không thể phủ nhận thủy triều cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như:

  •     Thủy triều đỏ khiến các sinh vật biển chết hàng loạt
  •     Thủy triều xâm lấn đất liền, cuốn trôi đất đai, gây sạt lở, lũ lụt, đất ngập mặn
  •     Các đợt triều cường gây mất an toàn và ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân ven biển

Hy vọng bài viết Sóng là gì, thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra sóng và thủy triềugiúp bạn hiểu hơn về Sóng và thủy triều. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

ROA là gì? Tính chỉ số ROA như thế nào?

TAGS
Scroll To Top