THÔNG TIN NÓNG:

Phân biệt nám da và tàn nhang. Dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả

Nám da và tàn nhang là hai vấn đề về da liễu phổ biến khiến làn da của chị em tối màu, kém sắc. Không phải ai cũng biết cách phân biệt nám, tàn nhang để điều trị phù hợp. Nếu không hiểu bản chất thì rất khó để loại bỏ những vấn đề này một cách dứt điểm. Cùng tìm hiểu cụ thể về cách điều trị nám, tàn nhang trong bài viết dưới đây nhé!

Nám da là gì?

Nám da (Melasma hoặc Chloasma) là tình trạng những mảng, đốm tròn nhỏ có màu nâu nhạt, nâu đậm hay nâu đen… xuất hiện trên da do sự gia tăng quá mức sắc tố melanin.

Nám thường xuất hiện ở da mặt và tập trung nhiều ở hai bên gò má, cằm, trán, mũi. Ở một số ít trường hợp, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những vùng da trên cơ thể như cổ, cánh tay và mu bàn tay. Và đặc biệt tình trạng nám da bà bầu và tiền mãn kinh thường rất phổ biến do ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố.

Nám da là gì?

Các loại nám da và dấu hiệu nhận biết

Nám da có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau như ở cổ, da tay (mu bàn tay, cánh tay) nhưng phổ biến nhất là nám da mặt vùng má, cằm hoặc ở sống mũi. Tùy vào từng loại nám mà biểu hiện sẽ khác nhau.

Hiện nay, nám da được chia thành 03 loại với các dấu hiệu nhận biết như sau:

  1. Nám mảng (nám thượng bì)

Da xuất hiện các mảng màu nâu nhạt hoặc nâu đậm có kích thước lớn, lan rộng. Loại nám da này thường nằm ở lớp thượng bì, nên việc điều trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn các loại nám khác. Nám mảng thường xuất hiện khi có các yếu tố tác động bên ngoài như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, dùng mỹ phẩm sai cách…

  1. Nám chân sâu (nám hạ bì/nám đốm)

Biểu hiện đặc trưng của loại nám này là sự xuất hiện của các đốm tròn nâu sậm màu, đốm đen hoặc xanh, xanh xám với kích thước đa dạng. Đây là loại nám nằm ở lớp bì, bên trong cấu trúc da nên điều trị rất khó, mất nhiều thời gian. Nám chân sâu dễ hình thành khi có sự rối loạn từ bên trong như rối loạn nội tiết, di truyền, lão hóa…

  1. Nám hỗn hợp

Là sự kết hợp giữa hai loại nám mảng và nám đốm ở cả lớp thượng và bì của da nên đòi hỏi phương pháp điều trị phức tạp, cần nhiều thời gian cũng như chi phí.

Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là 1 vùng da phẳng nhỏ, có màu nâu nhạt đến màu nâu sẫm, với các đường viền mờ xung quanh, nổi lốm đốm khiến da không đều màu. Sự xuất hiện của tàn nhang là do các tế bào hắc tố sản xuất quá mức melanin, từ đó phản ứng trực tiếp với việc tiếp xúc tia UV.

Tháng 11 cung gì? Tất tần tật thông tin cập nhật gần đây

Tình trạng này xảy ra ở những người được quy định về biến thể của 1 gen cụ thể, được gọi là MC1R. Nhìn bề ngoài, những người có biến thể gen này thường có màu tóc đỏ, làn da trắng, và da dễ bị bỏng nếu bị tác động bởi yếu tố ánh nắng mặt trời. Do đó, bên cạnh vùng da mặt, tàn nhang còn được phát hiện qua nhiều khu vực khác trên cơ thể như: cổ, vai,ngực, cánh tay,..(những vùng da hay tiếp xúc với ánh nắng).

Tàn nhang là gì?

Các loại tàn nhang

Ephelides: Thường gặp ở những người có làn da trắng, mỏng, với hình dạng là những nốt nhỏ, tròn, đều, màu nâu, nằm rải rác, có bản to và mờ.  Vào mùa hè khi tiếp xúc với ánh mặt trời thì chúng sẽ có màu đậm hơn, mùa đông thì nhạt dần.

Lentigines: Là những vết tàn nhang nhỏ, có màu nâu hoặc đen, phẳng với đường viền rõ ràng nổi bật trên nền da xung quanh, thường xuất hiện ở trẻ em do di truyền. Khác với Ephelides, chúng sẽ không mờ đi vào mùa đông. 

Điểm chung giữa nám da và tàn nhang

Nám da và tàn nhang là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm chung sau đây:

  • Gây nhiều khó chịu cho người mắc phải, ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ
  • Nếu không điều trị kịp thời sẽ có khả năng cao lan sang các vùng da khác.
  • Tàn nhang nám da đều là những khoảng da với những đốm tròn màu vàng, nâu, đen, xám...

Điểm khác nhau giữa nám da và tàn nhang

Điểm khác nhau giữa nám da và tàn nhang

Nguyên nhân:

@ tiếng anh đọc là gì? Cách đọc Ký hiệu A Còng @ chính xác nhất trong phiên âm tiếng anh

  • Nám da thường được xác định là do thay đổi nội tiết tố, hay gặp ở phụ nữ ngoài 30 tuổi, phụ nữ mang thai, sau khi sinh. Đến tuổi 40, do nội tiết giảm mạnh và gốc tự do tích tụ nhiều hơn, nám sẽ tăng nhanh từ độ tuổi này.
  • Tàn nhang thường xảy ra do di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt và sự thay đổi nội tiết tốt trong thời kỳ dậy thì.

Độ tuổi:

  • Nám da: Phụ nữ sau sinh và giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Tàn nhang: Mọi lứa tuổi, cả giai đoạn dậy thì.

Màu sắc:

  • Nám: có màu màu vàng, vàng sáng, vàng nâu, nâu đen.
  • Tàn nhang: Màu nâu sẫm, nâu nhạt, xám, đỏ, đen tùy thuộc vào từng loại da.

Phân bố:

  • Nám: Nằm sâu trong da. Phân bố ở gò má, mũi, trán, cằm.
  • Tàn nhang: Chỉ nằm trên bề mặt da. Chủ yếu ở mũi, má hoặc có thể là khắp người.

Hình dáng:

  • Nám da: Nám mảng thường trải rộng hai bên má hoặc trán, có trường hợp mảng nám che kín cả khuôn mặt. Còn nám đốm thường xuất hiện ở hai bên gò má thành từng nốt như đầu que diêm, thường khá đậm và sâu hơn so với nám mảng.
  • Tàn nhang: được mô tả là những nốt nhỏ có đường kính từ 1-5mm, nhẵn, màu nâu sáng hoặc nâu sẫm, màu đỏ hoặc vàng tùy thuộc vào sắc tố da của mỗi người. Tàn nhang có dạng hình tròn to bằng đầu ghim, nằm riêng lẻ hoặc liên kết với nhau tạo thành từng mảng đốm, xuất hiện không đều

Nếu bạn bị tàn nhang thì sẽ thấy khi tiếp xúc với ánh nắng nhiều, những đốm tàn nhang sẽ sậm màu hơn, chính vì thế, vào mùa hè nhiều người sẽ khó che giấu được, bởi màu những vết tàn nhang sẽ càng rõ, đậm. Hơn nữa, những ai có làn da mỏng, trắng sáng dễ bị tàn nhang hơn bất kể bạn ở độ tuổi nào.

Đối tượng:

  • Nám da: Xuất hiện ở người có làn da tối màu hơn
  • Tàn nhang: Thường xuất hiện ở người có làn da trắng, mỏng và mịn đặc biệt là người Châu Âu

Phương pháp phòng ngừa và điều trị nám da, tàn nhang hiệu quả

Phương pháp phòng ngừa và điều trị nám da, tàn nhang hiệu quả

Cho dù bạn gặp tình trạng nám da hay tàn nhang, thì luôn có 1 quy luật “bất thành văn” là bạn cần phải thường xuyên thoa kem chống nắng. Đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

  • Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào các thời điểm khác trong ngày. Luôn bôi kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi ra khỏi nhà để ngăn ngừa làn da bị tổn hại do ánh nắng mặt trời.
  • Kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho những người bị nám, tàn nhang hay đang gặp các vấn đề sắc tố da như thâm mụn, thâm sẹo.
  • Để bảo vệ trước ánh mặt trời, hãy đội mũ rộng vành và đảm bảo tia nắng không tác động vào da mặt. Nên sử dụng cả quần áo được thiết kế để bảo vệ da, chống nắng.
  • Các chuyên gia da liễu khuyên những người da mỏng, dễ bị nám và tàn nhang nên dùng kem chống nắng dạng viên uống. Không chỉ giúp tăng khả năng chống nắng gấp 3 lần, kem chống nắng dạng viên uống còn là loại thực phẩm chức năng giúp làm đẹp da bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng.
  • Tăng cường sức khỏe từ bên trong: cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh nắng. Cần cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm giàu các vitamin A, C, E, omega-3, selen để chống lão hóa da.

Điều trị nám

Đối với điều trị nám, bạn có thể lựa chọn những phương án như:

  • Hydroquinone: Đây là phương pháp điều trị nám da đầu tiên phổ biến, có tác dụng làm đồng đều màu da. Do có tác dụng mạnh nên bạn cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng hydroquinone điều trị nám da.
  • Tretinoin và corticosteroid: Để tăng cường hiệu quả làm sáng da và đẩy lùi sắc tố melanin, bác sĩ da liễu có thể kê cho bạn đơn thuốc tretinoin hoặc fluocinolone acetonide với nồng độ là 0,01%. Đây là một dạng corticoid. Đôi khi một loại thuốc chứa cả 3 thành phần này (hydroquinone, tretinoin, fluocinolone acetonide 0.,01%) và thường được gọi là kem bộ ba dùng để trị nám.
  • Các loại thuốc bôi ngoài da khác: Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc chứa axit azelaic hoặc axit kojic có khả năng làm giảm nám da.
  • Liệu trình trị nám: Nếu bạn đã thử qua các loại kem bôi trị nám nhưng vẫn không hiệu quả, bác sĩ sẽ chuyển sang các liệu trình trị nám bao gồm: peel da, mài da vi điểm, điều trị nám bằng laser hoặc liệu pháp ánh sáng.
  • Ngoài ra bạn có thể lựa chọn điều trị nám da tại nhà bằng những nguyên liệu dễ tìm như: tía tô, trầu không, nghệ, nha đam... Khi áp dụng các mẹo điều trị tại nhà, mặc dù an toàn nhưng bạn chỉ nên sử dụng tối đa khoảng 2 – 3 lần/ tuần để hạn chế tình trạng kích ứng da. Và lưu ý các phương pháp này chỉ có thể hỗ trợ điều trị chứ không thể loại bỏ nám da triệt để được, do đó bạn vẫn nên sử dụng kết hợp cùng một số phương pháp khác để nâng cao hiệu quả.

Điều trị tàn nhang

Các đốm tàn nhang sẽ phai mờ đi khi bạn ít ra nắng và khi bạn ngày càng lớn tuổi. Tuy nhiên vẫn có những cách có thể giúp tàn nhang mau phai đi nếu bạn lo lắng về yếu tố thẩm mỹ.

  • Các sản phẩm chứa axit glycolic và các loại axit alpha hydroxy (AHA) có công dụng giúp loại bỏ lớp ngoài của da và hạn chế sự đổi màu trên da.
  • Sử dụng các sản phẩm uống trị tàn nhang có chứa: vitamin C, vitamin E, Glutathione…
  • Điều trị tàn nhang trên mặt bằng phương pháp laser, phẫu thuật lạnh, bôi kem retinol, kem tẩy trắng, peel da…
  • Một số liệu pháp tự nhiên giúp điều trị da tàn nhang như sử dụng mật ong, nước cốt chanh, sữa chua, hành tây...

Hiện nay việc điều trị nám, tàn nhang da thường khá khó khăn và tốn kém chi phí, do đó chị em nên chủ động chăm sóc, bảo vệ làn da để tránh được những tác hại từ môi trường tác động đến da.

Hy vọng bài viết Phân biệt nám da và tàn nhang. Dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quảgiúp bạn hiểu hơn về Nám da và Tàn nhang. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Tài xỉu là gì? Hướng dẫn cách chơi tài là gì xỉu là gì và mẹo để thắng dễ dàng

TAGS
Scroll To Top