THÔNG TIN NÓNG:

Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và những điều cơ bản cần biết

Cung cầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu cung cầu là gì, quy luật cung cầu ra sao và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường?

Khái niệm Quy luật cung cầu

Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng; cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm; cầu bằng cung giá về trạng thái cân bằng.

Cung là gì?

Cung là gì?

Cung (tiếng anh: Supply) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Quy luật về cung: giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng (giá tăng thì cung tăng). Có 3 thành phần trong cung gồm:

  • Cung cá nhân (lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán muốn bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
  • Cung thị trường: là Cung của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
  • Tổng cung: là Cung của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.

Có nhiều yếu tố tác động đến nguồn cung gồm: giá, trình độ công nghệ kỹ thuật, nguồn cung của vật liệu thô, định chế kinh tế, chính sách của chính phủ,… cùng các nguyên do bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt). 

Cầu là gì?

Cầu (tiếng anh: Demand) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định

Quy luật về cầu: khi giá của hàng hóa tăng lên, lượng cầu của mặt hàng đó giảm xuống (giá tăng thì cầu giảm). Các thành phần của cầu gồm có:

  • Cầu cá nhân (lượng cầu): Số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua ở mức giá cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cầu cá nhân hay lượng cầu chỉ có ý nghĩa ở một mức giá cụ thể. 
  • Cầu thị trường: Cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
  • Tổng cầu: Cầu của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.

Các yếu tố tác động đến cầu gồm: giá, thị hiếu của người dùng, giá mặt hàng có liên quan trên thị trường, thu nhập, kỳ vọng nền kinh tế,…

Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường

Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường

Trong kinh tế vĩ mô, thì cân bằng thị trường là một trạng thái ở đó sản lượng giao dịch và giá cả có khả năng tự ổn định, không phải chịu những áp lực thay đổi. Từ đó tạo ra trạng thái được sự hài lòng giữa người mua và người bán.

Khi giá cân bằng thì sản lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng cung cấp bằng (cung) bằng với sản lượng người mua sẵn lòng mua.

Theo Quy luật cung cầu thì giá cả sẽ biến đổi đơn giản như sau:

– Cung = Cầu: giá ổn định.

– Cung > Cầu: giá cả giảm.

– Cung < Cầu: giá cả tăng.

Do quy luật cung cầu nên giá cả luôn biến động liên tục trên thị trường. Việc của các cơ quan quản lý là luôn kiểm soát giá cả ổn định, để theo kế hoạch tăng trưởng kinh tế chung.

Doanh thu thuần là gì? Tính doanh thu thuần như thế nào?

Cung cầu tiền tệ

Khi một doanh nghiệp cần vay vốn nhanh như vay tiền nhanh để phát triển kinh doanh thì có thể tìm đến nguồn vốn từ Ngân hàng thương mại hoặc công ty tài chính. Ngoài ra, còn có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua cổ phiếu, trái phiếu (tại Việt Nam thường chỉ có các công ty lớn mới đủ khả năng làm việc này).

Ngân hàng thương mại ngoài việc chức năng cho các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn thì còn là công cụ để Ngân hàng Trung Ương điều tiết Cung tiền trong nền kinh tế.

Trong thị trường, tiền tệ chính là phương tiện để thanh toán (dùng tiền để mua hàng) chính vì vậy lượng tiền phải ngang với lượng hàng hóa vật chất của một nền kinh tế. Lượng tiền cần thiết đó được gọi là Cầu tiền.

Cung cầu tiền tệ

Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển cầu tiền

– Thu nhập thực tế theo Năng lực sản xuất: khi năng lực sản xuất của một nền kinh tế tăng lên thì lượng hàng hóa sản xuất ra cũng sẽ tăng lên. Chính vì vậy cần một lượng tiền tương ứng để cân bằng.

Ví dụ: Một nền kinh tế có 10.000đ tiền mặt, 10 cuốn sách giá 1.000đ. Nếu năng lực sản xuất của nền kinh tế đó lên thành 20 cuốn sách trong khi đó thị trường chỉ có 10.000đ thì sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền nền không thể trao đổi được 10 cuốn sách tăng thêm. Để bù đắp cho việc  này thì:

  • Một là, giá sách giảm đi một nửa còn 500đ (giá trị đồng tiền tăng lên).
  • Hai là, in thêm 10.000đ tiền mặt để cân bằng lượng tiền và lượng sách (tiền tệ mất giá đi).

– Mức giá cả tăng: trước đây bạn mua 1 quả trứng gà 2.000đ, nay mua 1 quả trứng gà 3.000đ vì vậy sẽ cần bổ sung thêm 1.000đ à cùng một lượng hàng hóa như cũ nhưng phải chi nhiều tiền hơn (hay gọi là Lạm phát, nếu bạn chua hiểu rõ về vấn đề này, hãy xem bài: Lạm phát là gì ?

Cung tiền: của một Quốc gia chỉ có ngân hàng Trung Ương có chức năng này nên cung tiền là một số cố định không phụ thuộc vào lãi suất.

Tác dụng của quy luật cung cầu

Để giải đáp thắc mắc tác dụng của quy luật cung cầu là gì, chúng ta sẽ làm rõ lợi ích nhận được từ quy luật này đối với các đối tượng khác nhau: nhà nước, bên cung, bên cầu,…

Tác dụng của quy luật cung cầu


Đối với Nhà nước

Quy luật cung cầu có tác dụng lớn đối với nhà nước, hỗ trợ điều chỉnh tình hình nền kinh tế. Nếu cầu vượt cung, nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp điều chỉnh để tăng nguồn cung ra thị trường. Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng biện pháp điều tiết và tìm ra kẻ đầu cơ. 

Còn trong trường hợp cung vượt cầu, dựa vào quy luật cung cầu, nhà nước có thể đưa ra những biện pháp để kích cầu. 

Đối với nhà sản xuất, kinh doanh

Nhà sản xuất, kinh doanh cũng có thể áp dụng quy luật cung cầu cho hoạt động của mình. 

  • Nếu cầu vượt cung, nghĩa là giá hàng hóa đang cao hơn giá trị thực tế, nhà sản xuất tìm cách tăng gia sản xuất để tăng lợi nhuận thu về. 
  • Khi cung vượt cầu, nghĩa là giá hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế, nhà sản xuất sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để tối ưu khoản chi phí phải bỏ ra. 

Đối với người tiêu dùng

Deadline là gì? Chạy Deadline là gì? Làm cách nào để luôn hoàn thành Deadline

Với người tiêu dùng, quy luật cũng mang đến nhiều tác dụng không ngờ đến! 

  • Với dấu hiệu cầu vượt cung, mức giá đang cao nên người tiêu dùng giảm hoạt động mua sắm. 
  • Với dấu hiệu cung vượt cầu, giá đang thấp nên người tiêu dùng tăng hoạt động mua sắm.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cung và cầu

  1. Giá hàng hóa hoặc dịch vụ

Giá bán là yếu tố đầu tiên và lớn nhất ảnh hưởng đến cung và cầu . Giá hàng hóa càng cao thì cầu càng giảm và ngược lại. 

Ví dụ: Khi bạn đi mua sắm, bạn có nhu cầu mua một hàng hóa nào đó, nhưng giá của nó đắt lên thì bạn sẽ phải cân nhắc có nên mua hay không và có thể bạn sẽ đợi đến ngày có khuyến mãi hoặc đến khi giá mặt hàng đó giảm xuống.

  1. Giá cả của hàng hóa và dịch vụ có liên quan

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu của một sản phẩm cũng hiện diện trong giá cả của dịch vụ và hàng hóa khác có liên quan. Trên thị trường có nhiều sản phẩm tương đồng cói các mức giá khác nhau. Nếu giá cả các mặt hàng có thể thay thế cho nhau có sự chênh lệch về giá thì những mặt hàng bán giá thấp sẽ có cầu cao hơn.

Quy luật này cũng áp dụng đối với hàng hoá khó tách biệt vì chúng được người tiêu dùng coi là bổ sung cho nhau. 

Ví dụ: Sản phẩm cà phê và đường, sữa có liên quan đến nhau. Khi giá cà phê tăng, người tiêu dùng mua cà phê sẽ giảm dẫn đến lượng người mua đường và sữa cũng giảm theo bởi đường và sữa là mặt hàng bổ sung cho cà phê.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cung và cầu

  1. Thu nhập tiền mặt

Thu nhập của cá nhân cũng ảnh hưởng đến cung và cầu. Nếu thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng tăng, các nhà sản xuất cũng tăng lượng cung hàng theo. 

Ngược lại, khi khủng hoảng, thất nghiệp, thu nhập bị giảm sút, người dân sẽ phải thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm. Những mặt hàng không quá thiết yếu sẽ bị loại khỏi danh sách nhu cầu.

Nếu có một cuộc khủng hoảng, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách làm cho thu nhập của người dân tăng lên, cuối cùng là tăng nhu cầu. Quyết định được đưa ra nhằm ổn định nền kinh tế trong nước.

  1. Thị hiếu của xã hội

Thị hiếu đối với một mặt hàng cũng ảnh hưởng đến cung và cầu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định. 

Ví dụ: Trong đại dịch, mọi người thích đi xe đạp để tăng vận động, tăng khả năng miễn dịch. Do đó nhu cầu về xe đạp sẽ tăng lên.

  1. Chất lượng hàng hóa

Khi chọn mua một mặt hàng nào đó, người tiêu dùng rất coi trọng yếu tố chất lượng cho dù đó là mặt hàng đắt hay rẻ.

Ví dụ: Những hãng điện thoại lớn và được khẳng định về chất lượng thì cho dù giá cao cũng có nhiều người muốn mua. Ngược lại, các hãng không tên tuổi, chất lượng và công nghệ không bằng thì mặc dù giá rẻ hơn nhiều nhưng ít người muốn mua.

  1. Tổng dân số

Nếu dân số đông thì nhu cầu về hàng hóa tất yếu cao. Do đó các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa sẽ chọn bán sản phẩm ở nơi đông dân cư.

  1. Sử dụng công nghệ

Sự tiến bộ trong công nghệ sẽ ảnh hưởng đến cung và cầu. Khi áp dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, dẫn đến lượng cung hàng tăng.

Ví dụ: Người nông dân sử dụng máy cày, máy gặt, áp dụng khoa học vào nông nghiệp sẽ có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.

  1. Cơ hội sinh lời

Yếu tố sinh lời ảnh hưởng lớn nhất đến lượng cung hàng. Nếu một sản phẩm nào đó có tiềm năng và cơ hội sinh lời cao, các nhà sản xuất sẽ tăng lượng sản xuất, mở ra cánh cửa mới cho việc phân phối.

Để đạt được lợi nhuận như mong muốn, người sản xuất sẽ cố gắng thực hiện các yêu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, định hướng kinh doanh không bao giờ xa rời lợi nhuận. Khi các nhà sản xuất thành công trong việc tăng lợi nhuận, tất yếu doanh nghiệp có thể phát triển hơn. 

Hy vọng bài viết Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và những điều cơ bản cần biếtgiúp bạn hiểu hơn về Cung và Cầu. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Giải ngân là gì? Hồ sơ giải ngân gồm những gì? Tìm hiểu a-z quy trình giải ngân vốn vay

TAGS
Scroll To Top