THÔNG TIN NÓNG:

Vintage là gì? Retro là gì? Phân biệt phong cách Vintage và Retro

Vintage và Retro là hai phong cách cổ điển chưa bao giờ hết hot trong thời trang nói riêng và tất cả lĩnh vực nói chung. Đều mang vẻ đẹp hoài cổ, vậy bạn có phân biệt được tính chất riêng của Vintage và Retro là gì? Hai phong cách này thể hiện chất riêng của mình trong các lĩnh vực như thế nào? Điển hình như thời trang, màu sắc, nhiếp ảnh, nội thất, ... Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Vintage là gì?

Vintage” được dùng lần đầu vào thế kỉ 15, bắt nguồn từ “Vendage” của người Anh – Pháp và “Vindemia” theo tiếng Latin, được dùng để chỉ những bình rượu lâu năm. Sau đó, người ta sử dụng nó để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm – vintage car. Cho đến ngày nay, khái niệm “Vintage” được lan rộng và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như thiết kế, nội thất, … và mảng thời trang cũng không ngoại lệ.

Vintage là gì?

Những món đồ thời trang Vintage như quần áo, phụ kiện, giày dép, túi xách, … được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1920 cho đến năm 1960. Tức là đồ Vintage phụ thuộc vào khoảng thời gian nó được tạo ra chứ không phải kiểu dáng.

Thông thường, số lượng đồ Vintage rất ít vì đa số đã ngưng sản xuất, bị lỗi qua thời gian hoặc rất khó mặc (phụ nữ thời trước thường sở hữu vòng eo chỉ 40 – 50cm như nhân vật Scarlet O’Hara trong phim “Cuốn theo chiều gió”). Tuy nhiên, từ kiểu dáng thiết kế đến phong cách thời trang của những món đồ này vẫn làm bao cô gái mê mẩn. Do đó, có không ít phụ nữ hiện đại sẵn sàng “chi mạnh”, không chỉ để sở hữu món đồ có chất lượng, chi tiết cầu kì hay độc lạ, mà còn vì giá trị lịch sử quý báu đằng sau chúng.

Phong cách Retro nghĩa là gì?

Retro là thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1960 của thế kỉ 20 để mô tả những xu hướng, những phong cách xuất hiện trong quá khứ. Phong cách Retro nghĩa là mượn, sao chép hoặc thiết kế bắt chước những phong cách của thời trang Vintage. Đây là từ rút gọn của “retrospective” (hồi tưởng quá khứ) hay có nguồn gốc từ tiếng Latin “retrospectus” (ngược trở lại).

Phong cách Retro nghĩa là gì?

Không hề rập khuôn lại những thiết kế của thời kì cũ, phong cách Retro hòa trộn giữa những điều mới mẻ của hiện tại và hoài cổ của quá khứ. Phong cách Retro biểu hiện cho sự chân thành, đơn giản, nhưng vẫn phóng khoáng, hiện đại và quyến rũ trong cuộc sống.

Giải ngân là gì? Hồ sơ giải ngân gồm những gì? Tìm hiểu a-z quy trình giải ngân vốn vay

Có thể nói rằng, Retro là một phong cách mang tính chất hoài cổ nhưng cũng không kém phần hiện đại. Các nhà mốt danh giá đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng này và cho ra đời vô số bộ sưu tập mới. Trong nhiều năm gần đây, các sàn diễn thời trang nổi tiếng trên thế giới luôn tràn ngập những mẫu thiết kế retro độc đáo và bắt mắt.

Sự khác nhau giữa Vintage và Retro

Qua hai phần trên, phần nào đó ta đã thấy được sự khác nhau giữa phong cách Vintage và Retro. Để có cái nhìn toàn diện hơn, sau đây sẽ nói chi tiết hơn về sự khác biệt về hai phong cách dễ gây nhầm lẫn này.

  • Vintage dùng để chỉ những món đồ được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1920 đến năm 1960. Còn Retro để chỉ những món đồ được sản xuất từ năm 1960 đến nay, mang phong cách và thiết kế của thời trang Vintage.
  • Đồ Vintage mang đậm nét cổ điển của những thập niên trước. Còn Retro là thời trang kết hợp cả xu hướng thời trang hoài cổ và thời trang hiện đại. Sự kết hợp này được áp dụng ở mẫu thiết kế, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu và phụ kiện đi kèm.
  • Retro là một trào lưu bao gồm cả đồ Vintage và không Vintage.

Vintage và Retro trong những lĩnh vực khác nhau

Thời trang

Mẫu thiết kế điển hình của thời trang Vintage từ thập niên 20 đến 60 là những chiếc chân váy có phần chiết eo nhỏ, phần dưới xoè bồng rộng, áo sơ mi ngắn tay hoặc không tay suông rộng, đi kèm với găng tay, những sợi dây chuyền và kiểu kính râm dáng tròn.

Vintage và Retro

Còn thời trang Retro là những mẫu thiết kế “tái hiện” giống kiểu váy áo thời xưa kết hợp với phong cách mới mẻ hiện đại. Điểm chung giữa hai trào lưu này là những chiếc chân váy cạp cao xoè rộng, kiểu thắt lưng tết, túi da và hoạ tiết hoa, … Ta có thể nhận thấy điều này ở một số trang phục phổ biến hiện nay như quần jeans baggy, váy xoè bohemian sắc màu, túi tua rua, váy hoạ tiết hoa, áo sơ mi caro, kính gọng nhựa bản to, túi đeo da, quần xắn gấu, giày Oxford, … Phong cách Retro tạo cảm giác hiện đại và trẻ trung, nhưng cũng đem đến nét cổ điển, thanh lịch và tao nhã.

Liên quan đến chúng tôi

Nội thất

Nội thất Vintage là đồ cũ xuất hiện từ những năm 50, 60, 70 và đầu những năm 80. Những món đồ này đều đã qua sử dụng, có những dấu hiệu như hao mòn, phai màu, sơn bị mục, sứt mẻ, … Với những mục đích khác nhau, những món đồ này có thể được tân trang lại hoặc không, sao cho phù hợp với thẩm mĩ của không gian nội thất.

Đồ nội thất Vintage khi đã được tân trang lại sẽ mang cả nét cổ điển pha lẫn chút hiện đại. Một số sản phẩm đồ Vintage có thể kể đến như: ghế sofa gam màu trầm như be, xám; những chiếc ghế với kiểu dáng truyền thống; rèm cửa với chất liệu vải cotton, vải voan, ren cách điệu hay vải in hoa li ti; giấy dán tường với gam màu pastel tươi sáng như hồng nhạt, kem, be; sàn gỗ và thảm trải sàn; …

Đồ nội thất Retro là những món đồ được thiết kế lấy cảm hứng từ nội thất những năm 60, 70. Tức là chúng bắt chước thiết kế cũ với chất liệu và quy trình sản xuất hiện đại. Do đó, phong cách Retro mang đến một vẻ tươi mới và độc đáo, pha thêm một chút hoài cổ và cảm giác ấm cúng, gần gũi.

Đồ dùng nội thất Retro thường có hình khối nhất định, trơn, ít tiểu tiết với kiểu cũ truyền thống tân cổ điển gọn gàng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của phong cách thiết kế nội thất cổ điển nhưng nội thất Retro lại không quá xa hoa, rườm rà. Tranh ảnh được sử dụng trang trí thường là những bức tranh chủ đề đương đại, trừu tượng rõ rệt hoặc là một nhóm ca sĩ nhạc Pop thịnh hành những năm 50, 60 của thế kỉ trước.

Đồ nội thất Retro

Thiết kế

Trong thiết kế, phong cách Vintage và Retro có điểm chung lớn. Các yếu tố phản ảnh một số mootip, xu hướng, cá tính và đối tượng “xưa cũ” như radio, TV, danh thiếp, ảnh, poster, … là một phần cơ bản trong phong cách thiết kế Vintage và Retro. Một số mẫu thiết kế như vậy còn gọi là “sự biến đổi theo phong cách cổ điển” – một kỹ thuật được sử dụng kết hợp giữa một tác nhân kích thích với sự tự nhiên không có trong tiềm thức hay gọi là phản ứng của cảm xúc. Chúng tạo nên một bầu không khí luyến tiếc quá khứ, đánh thức cảm xúc và những kỷ niệm, sử dụng cảm xúc để cố gắng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai phong cách này là trong khi Retro tập trung vào phong cách của những năm 1910 đến những năm 1930, thì Vintage lại gợi lại thời kỳ giữa những năm 1950 đến năm 1980.

Màu sắc

Màu sắc sử dụng trong phong cách Vintage thường là những gam màu nhẹ nhàng, nhã nhặn, thông thường là màu trắng và những gam màu nhạt như kem, be, màu nude, màu xanh nhạt, … Việc sử dụng màu sắc cũng được phân chia theo từng giai đoạn:

  • Màu xanh lá cây, hồng nhạt và vàng nhạt gợi nhớ đến thời kỳ những năm 1930, 1940
  • Màu đỏ tươi, xanh đen hoặc chấm polka gợi nhớ đến những năm 1950
  • Màu đất kết hợp họa tiết hoa văn lớn của thập niên 1960 và 1970.

Ngược lại, màu sắc theo phong cách Retro lại mang đến sự tươi mới và độc đáo hơn với sự kết hợp những gam màu rực sáng, đậm và gam màu ấm áp dịu nhẹ. Gam màu pastel là một trong những gam màu thường được sử dụng trong phong cách này nhưng vẫn giữ nguyên thiết kế, tạo hình mạnh mẽ. Phá cách, tinh nghịch là hơi thở, khí chất của màu Retro.

Nhiếp ảnh

Trong nhiếp ảnh, Vintage và Retro đều là những từ chỉ những bức ảnh mang nét hoài cổ. Chúng thường mang đặc trưng của những tác phẩm đã tồn tại trong khoảng thời gian dài mà không được bảo quản đúng như màu sắc sai lệch, úa vàng, vỡ nét, xước, … Những bức ảnh này thu hút người xem bởi chúng tạo nên không khí hoài niệm quá khứ, đặc biệt là những kí ức đẹp hoặc buồn. Phong cách Vintage và Retro hiện nay trở nên rất phổ biến từ ảnh thời trang, album cưới và cả những bức ảnh chụp khoảnh khắc đời thường.

Hy vọng bài viết Vintage là gì? Retro là gì? Phân biệt phong cách Vintage và Retrogiúp bạn hiểu hơn về Vintage và Retro. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Lý do vì sao ứng viên trẻ tuổi ngại đàm phán lương?

TAGS
Scroll To Top