THÔNG TIN NÓNG:

Sự khác nhau giữa RAM và ổ cứng là gì?

RAM và ổ cứng đều là bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu nhưng chúng lại có sự khác biệt khá rõ ràng. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ sự khác biệt giữa bộ nhớ RAM và ổ cứng.

RAM là gì?

- RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Khi mở một phần mềm trên Laptop thì dữ liệu sẽ được truyền tải từ ổ đĩa cứng lên RAM và truyền tải vào CPU để xử lý, sau đó lưu ngược lại vào ổ cứng vì RAM có tốc độ rất nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng.

- Dữ liệu trên RAM được lưu trên từng ô nhớ và mỗi ô nhớ đều có địa chỉ khác nhau, bên cạnh đó, thời gian để đọc và ghi dữ liệu trên cùng một ô nhớ là bằng nhau.

RAM là gì?

Cơ chế hoạt động của RAM

- Trong điện thoại, máy tính, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu.

- Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.

RAM có ý nghĩa gì?

- RAM (Random Access Memory) hay bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên của máy tính được sử dụng làm nơi lưu trữ tạm dữ liệu và lệnh thực thi của hệ điều hành và các ứng dụng trước khi ghi chúng lên ổ cứng khi kết thúc phiên làm việc.

- Trường hợp hệ thống không đủ dung lượng RAM cần đáp ứng, hệ điều hành sẽ chuyển sang sử dụng bộ nhớ ảo (virtual memory), là một phần của ổ cứng làm nơi trao đổi dữ liệu.

Các loại RAM phổ biến

- RAM được chia làm 2 loại, SRAM và DRAM. SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động.

- Khác với SRAM, DRAM (RAM động) được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.

Các loại RAM phổ biến

- Các loại RAM động

Số mệnh là gì? Con người có biết được Số mệnh không?

+ SDRAM (viết tắt của Synchronous Dynamic RAM): Hay còn gọi là ram đồng bộ.

+ DDR (Double Data Rate SDRAM): Là phiên bản cải tiến của SDR có 184 chân, hiện rất ít máy tính còn sử dụng

+ DDR2: Là phiên bản nâng cấp của DDR, DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, hiện này được sử dụng trong các máy tính đời cũ.

+ DDR3: Là dòng ram đang được sử dụng rộng rãi, tốc độ cao.

+ RDRAM (Rambus Dynamic RAM): thường được gọi là Ram bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước.

+ DDR4: Ra đời năm 2014, thay thế cho DDR3, nâng cấp về tốc độ truyền tải đạt từ 2133-4266 MHz, dùng điện áp thấp hơn chỉ 1.2V. Thêm nữa RAM DDR4 cũng có giá đắt hơn DDR3.

Ổ cứng là gì?

Ổ cứng máy tính hay còn gọi là ổ cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính của bạn. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước mỏng, gọn, nhẹ nhưng dung lượng thì ngày càng tăng lên.

Ổ cứng là gì?

Công dụng của ổ cứng

Ổ cứng ngoài việc phụ trách lưu trữ dữ liệu còn liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy tính như: tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy.

Bất cứ các thao tác phần mềm trên máy tính của bạn như sao chép, cắt dán, khởi động phần mềm, … nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào cấu tạo phần cứng của ổ cứng tốt hay không.

Dung lượng ổ cứng là gì?

Dung lượng ổ cứng là không gian lưu trữ, khoảng trống trên ổ đĩa có thể lưu trữ dữ liệu phục vụ việc hoạt động của máy tính. Tùy vào không gian lưu trữ của từng loại ổ đĩa khác nhau mà dung lượng ổ đĩa có thể từ vài trăm MB đến đến vài GB hoặc vài TB.

Ổ cứng đọc và ghi dữ liệu như thế nào?

Ổ cứng là một thiết bị đóng kín có chứa một số đĩa từ được xếp chồng. Đĩa cứng có thể được gắn theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Đầu đọc/ghi điện từ được đặt ở trên và dưới mỗi đĩa từ. Khi các đĩa quay, đầu ổ đĩa di chuyển về phía bề mặt trung tâm và hướng ra phía cạnh. Bằng cách này, đầu đọc ổ đĩa có thể tiếp cận toàn bộ bề mặt của mỗi đĩa.

Các loại ổ cứng phổ biến

Axit và Bazơ là gì?

Các loại ổ cứng phổ biến

Hiện nay có 2 loại ổ cứng phổ biến là SSD và HDD, trong đó:

- HDD là viết tắt của Hard Disk Drive hay ổ đĩa cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trên các bề mặt phiến đĩa tròn làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Tâm của đĩa có gắn một động cơ, khi hoạt động các tấm đĩa sẽ được quay bởi động cơ này để đọc ghi dữ liệu.

- SSD là viết tắt của Solid State Drive, tức ổ cứng thể rắn, ra đời như một giải pháp thay thế cho tốc độ chậm chạp của HDD truyền thống. Bên cạnh tốc độ đọc ghi nhanh, SSD còn sở hữu vô số ưu điểm khác.

So sánh sự khác nhau giữa RAM và ổ cứng

  • Tốc độ:

RAM: Nó phụ thuộc vào độ trễ và tần suất. Nó nhanh hơn HDD

Ổ cứng: 7200 RPM ~ 80-160 MBPS. 150 đến 500 MBPS cho SSD

  • Công việc:

RAM: Lưu trữ dữ liệu tạm thời để truy cập nhanh hơn. Dữ liệu sẽ bị xóa khi thiết bị tắt nguồn

Ổ cứng: Bộ nhớ vĩnh viễn, tức là dữ liệu sẽ vẫn còn khi thiết bị tắt nguồn

  • Hỗ trợ tối đa:

RAM: 128 GB

Ổ cứng: 16 Terrabyte

  • Giá:

RAM: Chi phí cho mỗi đơn vị lưu trữ

Ổ cứng: Rẻ hơn RAM

Sự khác nhau giữa RAM và ổ cứng

Tại sao RAM nhanh hơn ổ cứng?

Mặc dù cùng là bộ nhớ, RAM vẫn luôn được thiết kế để hoạt động với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn nhiều so với ổ cứng HDD. Ổ cứng HDD là một thiết bị điện cơ, tức là nó có một phần cơ học để tìm nạp dữ liệu và một phần điện để lưu trữ dữ liệu. RAM hoàn toàn là điện tử và gần với CPU - GPU hơn.

RAM hay ổ cứng quan trọng hơn?

Cả hai đều quan trọng như nhau. RAM được sử dụng để lưu giữ chương trình máy tính khi khởi chạy, ổ cứng HDD sẽ là nơi lưu trữ các dữ liệu an toàn.

Có thể sử dụng ổ cứng HDD làm RAM không?

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Windows cung cấp công nghệ tăng cường RAM, cho phép máy tính sử dụng một phần bộ nhớ lưu trữ trong hoặc bộ nhớ ngoài (USB) để làm bộ nhớ tạm thời. Tuy nhiên, bộ nhớ chuyển đổi sẽ bị giới hạn về cả dung lượng và tốc độ so với RAM vật lý.

Nhiều RAM hơn hay SSD tốt hơn?

Cả hai đều phục vụ các mục đích khác nhau và do đó không thể so sánh được. Nhiều RAM hơn có nghĩa là nhiều thứ hơn có thể ở trong bộ nhớ và chúng sẽ không được tải từ bộ nhớ, có nghĩa là mọi thứ sẽ nhanh hơn. SSD làm cho mọi thứ nhanh hơn HDD, vì không có bộ phận chuyển động.

Vì vậy tùy theo nhu cầu mà bạn chọn dung lượng RAM và SSD.

Hy vọng bài viết Sự khác nhau giữa RAM và ổ cứng là gì?giúp bạn hiểu hơn về RAM và ổ cứng. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

INC là gì? Doanh nghiệp INC khác doanh nghiệp khác như thế nào?

TAGS
Scroll To Top