THÔNG TIN NÓNG:

Axit và Bazơ là gì?

Trong hóa học, cùng với Axit thì bazơ như một phần của sự sống. Nó là điểm mấu chốt dùng để chứng minh và giải thích nhiều vấn đề phát sinh trong hóa học. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ về Axit là gì? Bazơ là gì?

I. Axit - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại axit

  1. Axit là gì?

- Axit là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit (-Cl, =SO4, -NO3gạch ngang thể hiện hóa trị) các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

Axit là gì?
  1. Công thức hóa học của Axit

- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

  1. Phân loại axit

Dựa vào tính chất hóa học của axit

  • Axit mạnh: Axit clohydric HCl, axit sulfuric H2SO4, axit nitric HNO3, …
  • Axit yếu: Hydro sunfua H2S, axit cacbonic H2CO3, …

Dựa vào nguyên tử oxy

  • Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF…
  • Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3…

Phân loại khác

  • Axit vô cơ: HCl, H2SO4, HNO3,…
  • Axit hữu cơ – RCOOH: CH3COOH, HCOOH,…
Phân loại axit
  1. Tên gọi của axit

*Axit không có oxi

- Cách đọc tên: Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

Ví dụ: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

*Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ: H2SO4: axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ: H2SO3: axit sunfurơ. Gốc axit sunfit

  1. Cách xác định độ mạnh, yếu của axit

Cách xác định độ mạnh, yếu của axit
  • Dựa vào sự linh động của nguyên tử Hydro trong axit đó. Nếu H càng linh động, tính axit càng mạnh và ngược lại.
  • Với những axit có oxy trong cùng một nguyên tố, càng ít oxy, axit càng yếu

HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO

  • Với những axit của nguyên tố trong cùng chu kỳ, khi các nguyên tố ở hóa trị cao nhất, nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng yếu thì axit đó càng yếu.

HClO4 > H2SO4 > H3PO4

  • Với axit của nguyên tố cùng nhóm A

+ Axit có oxy: Tính axit tăng dần từ dưới lên: HIO4 < HbrO4< HClO4

+ Axit không có oxy: Tính axit giảm dần từ dưới lên: HI > HBr> HCl> HF

  • Với axit hữu cơ RCOOH

+ Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit giảm

HCOOH> CH3COOH> CH3CH2COOH> CH3CH2CH2COOH> n-C4H9COOH.

+ Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hoặc có nguyên tố halogen, …), tính axit sẽ mạnh

  1. Những tính chất của axit

Tính chất vật lý của axit

  • Tan trong nước, có vị chua.
  • Khi tiếp xúc với axit mạnh, có cảm giác đau nhói.
  • Là chất điện li nên có thể dẫn điện.

Tính chất hóa học của axit

  • Làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, giấy chỉ thị pH, dung dịch phenol phtalein).
  • Tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng hydro. Đối với axit sulfuric và axit nitric đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí lưu huỳnh dioxit SO2 (H2SO4) hoặc nito dioxit NO2 (HNO3)

HCl + Fe -> FeCl2 + H2

2Fe + 6H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

  • Tác dụng với bazo tạo thành muối và nước

Cu(OH)2 + H2SO4 -> CuSO4 + 2H2O

  • Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối + nước

Na2O + 2HCl  → 2NaCl + H2

FeO + H2SO4(loãng) →  FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl  → CuCl2 + H2O

  • Tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới
Tính chất của axit

Điều kiện xảy ra phản ứng

  • Muối phản ứng là muối tan.
  • Muối mới không tan trong axit mới.
  • Sản phẩm có chứa một chất kết tủa hoặc bay hơi.

H2SO4 + BaCl2  → BaSO4(r) + 2HCl

F&B là gì? Ngành F&B là gì? Thị trường F&B tại Việt Nam hiện tại như thế nào

K2CO3 + 2HCl  → 2KCl + H2O + CO2 (axit cacbonic phân hủy ra nước và khí cacbonic)

  1. Một số ứng dụng quan trọng của axit trong cuộc sống

  • Loại bỏ gỉ sắt cũng như những sự ăn mòn khác từ kim loại.
  • Axit sulfuric được dùng làm chất điện phân trong pin xe hơi.
  • Axit mạnh được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến khoáng sản, công nghiệp hóa chất.
  • Trong khai thác dầu, Axit clohydric được sử dụng để bơm vào trong tầng đá của giếng dầu nhằm hòa tan một phần đá hay còn gọi là “rửa giếng”, từ đó tạo ra các lỗ rỗng lớn hơn.
  • Hòa tan vàng và bạch kim bằng cách trộn axit HCl và HNO3 đặc với tỷ lệ 3:1.
  • Dùng làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản đồ uống, thực phẩm.
  • Axit nitric tác dụng với ammoniac để tạo ra phân bón amoni nitrat, một phân bón.
  • Axit cacboxylic có thể được este hóa với rượu cồn, để tạo ra este.
Một số ứng dụng quan trọng của axit trong cuộc sống
  • Trong y học

+ Axit acetylsalicylic (Aspirin) được sử dụng như một thuốc giảm đau và làm giảm cơn sốt.

+ Axit boric dùng làm chất khử trùng các vết bỏng hoặc vết cắt nhỏ. Khi pha loãng sẽ được dung dịch rửa mắt. Đồng thời, nó cũng là chất chống vi khuẩn được sử dụng để điều trị bệnh mụn trứng cá, bệnh phồng chân ở vận động viên và làm chất  bảo quản chai mẫu nước tiểu trong các thí nghiệm.

  • Axit clohydric có trong dạ dày giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
  • Amino axit được dùng để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển của sinh vật và sửa chữa các mô cơ thể.
  • Các axit nucleic rất cần thiết cho việc sản xuất ADN, ARN và chuyển các đặc tính sang con lai qua gen.
  • Axit cacbonic cần thiết để duy trì sự cân bằng độ pH trong cơ thể.

II. Bazơ - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại bazơ

  1. Bazơ là gì?

- Bazơ là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

  1. Công thức hóa học của bazơ

- Công thức hóa học của bazơ:M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại

Công thức hóa học của bazơ

  1. Tên gọi và phân loại bazơ

- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit;KOH: kali hidroxit
           NaOH được đọc là natri hidroxit
           Ca(OH)2 được đọc là canxi hidroxit

Dựa vào tính chất hóa học, ta có thể chia thành:

  • Bazơ mạnh như NaOH, KOH, …
  • Bazơ yếu như Fe(OH)3, Al(OH)3…

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.

Ví dụ: NaOH - Natri hidroxit, KOH - kali hidroxit, Ca(OH)2 - Canxi hidroxit, Ba(OH)2- Bari hidroxit

- Bazơ không tan trong nước.

Ví dụ: Cu(OH)2 - Đồng(II) hidroxit, Fe(OH)2 - Sắt (II) hidroxit, Fe(OH)3 - Sắt (III) hidroxit.

  1. Tính chất của bazơ

Tính chất vật lý của bazơ

Những tính chất vật lý chung của các loại bazơ bao gồm:

-    Bazơ nồng độ cao và bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.

-    Bazơ sẽ gây ra cảm giác nhờn hoặc một số nhớt và có mùi

-    Có vị đắng.

Tính chất của bazơ

Tính chất hóa học của bazơ

  • Bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím

Ta thực hiện thí nghiệm nhỏ vài giọt dung dịch NaỌH vào giấy quỳ tím và sau đó quan sát ta nhận thấy rằng màu của nó thay đổi chuyển sang màu xanh. Do đó ta có thể kết luận rằng dung dịch Bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím thành xanh.

Vì vậy, dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch bazơ.

Ngoài ra, Dung dịch bazơ còn làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

  • Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng:

        2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

        3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

  • Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Phương trình phản ứng:

        KOH + HCl → KCl + H2O

        Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

  • Bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới

Phương trình phản ứng:

        2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

  • Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước

Phương trình phản ứng:

Liên quan đến chúng tôi

        Cu(OH)2 →  CuO + H2O.

        2Fe(OH)3  →Fe2O3 + 3H2O 

           

  1. Ứng dụng của bazơ trong đời sống

-    Trong ngành công nghiệp hóa chất, dược: Được sử dụng để sản xuất hay bán các sản phẩm có chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (sản xuất thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen) làm chất tẩy trắng, chất khử trùng, ….

-    Được sử dụng làm hóa chất để xử lý đối với gỗ, tre, nứa, …để làm nguyên liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Sulphate và Soda.

-    Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm: Nhiều bazơ được sử dụng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, khiến cho vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu cho vải nhuộm.

-    Sử dụng bazơ để pha chế dung dịch tẩy rửa chai lọ, các thiết bị trong các nhà máy bia. Hoặc là dùng để pha chế dung dịch Kiềm nhằm xử lý rau, hoa quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp chúng, …

  1. Điều chế Bazơ

Theo tính chất hóa học của Bazơ ta có thể thực hiện một số phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm như sau:

    Kim loại + nước → dd Bazơ + H2

    Oxit Bazơ + nước → dd Bazơ

    Điện phân dung dịch muối Clorua, bromua

    Muối + Bazơ → muối + Bazơ

  1. Một số bazơ quan trọng phổ biến thường gặp

Ta có thể gặp những bazơ phổ biến trong cuộc sống như:

        Amoniac (NH3) và các amin.

        Pyridin và các bazơ vòng thơm khác.

        Các hiđrôxít kim loại như hiđrôxít natri (NaOH) hay hiđrôxít kali (KOH).

        Nhiều ôxít kim loại tạo ra hiđrôxít bazơ với nước (anhiđrít).

Trong đó có 2 Bazơ quan trọng nhất bao gồm:

Natri Hidroxit NaOH (Xút ăn da)

Natri hidroxit là chất rắn không màu, tan vô hạn trong nước và có tính hút ẩm.

Natri Hidroxit có công thức hóa học NaOH và phân tử khối là 40

Dung dịch Natri hidroxit có tính nhờn làm bục vải, giấy và ăn mòn da.

Natri hidroxit có đầy đủ tính chất hóa học của 1 bazơ như:

-    Làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

-    Làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

-    Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

-    Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.   NaOH + HCl → NaCl + H2O

-    Tác dụng với muối tạo thành muối mới và bazơ mới 2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2↓.

-     Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan: Al, Al2O3, Al(OH)3

-     NaOH có thể  tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng.

-     Tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen: Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Ứng dụng của NaOH như sau: Sản xuất xà phòng, giấy, tơ nhân tạo, tinh dầu thực vật và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, chế phẩm nhuộm và dược phẩm nhuộm, làm khô khí và là thuốc thử rất thông dụng trong phòng thí nghiệm.

Natri Hidroxit NaOH (Xút ăn da)

Canxi Hidroxit Ca(OH)2

Canxi hidroxit hay còn gọi là vôi tôi công nghiệp.

Nó là một chất dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng công thức hóa học là Ca(OH)2 và phân tử khối là 74.

Canxi hidro là một bazơ mạnh vì vậy nó có đầy đủ những tính chất của một bazơ như:

  •   Làm quỳ tím hóa xanh
  •   Làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
  •   Tác dụng với axit: tạo muối và nước.Ca(OH)2 +   2HCl  → CaCl2     + 2H2O
  •   Tác dụng với oxit axit : Ca(OH)2  + CO2 → CaCO3 + H2O
  •   Tác dụng với dung dịch muối: Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3 + H2O + CO2

Hydroxit canxi có một số ứng dụng như:

  •   Chất kết bông trong xử lý nước, nước thải và cải tạo độ chua của đất.
  •   Thành phần của nước vôi, vữa trong xây dựng.
  •   Trong công nghiệp lọc dầu để sản xuất các phụ gia cho dầu thô (alkilsalicatic, sulphatic, fenatic)
  •   Trong công nghiệp thực phẩm để xử lý nước (để sản xuất các loại đồ uống như rượu và đồ uống không cồn), …

Hy vọng bài viết Axit – Bazơ là gì?giúp bạn hiểu hơn về Axit và Bazơ. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Bạn bè là gì? Sự khác nhau giữa BẠN và BÈ?

TAGS
Scroll To Top