THÔNG TIN NÓNG:

Quyền là gì, nghĩa vụ là gì? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp

Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định như thế nào trong Hiến pháp hiện hành? Hãy cùng blogdoanhnghiep theo dõi bài viết dưới đây nhé.

  1. Công dân là gì?

Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.

Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia mà họ mang quốc tịch.

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 thì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Còn công dân của Việt Nam ở nước ngoài được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một nhà nước nhất định mà người đó mang quốc tịch. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

Ví dụ: Công dân Việt Nam là những người mang quốc tịch Việt Nam.

  1. Quyền của công dân là gì?

Quyền của công dân là gì?

Quyền của công dân là các quyền mà pháp luật ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch có, công dân có các quyền bao gồm quyền về chính trị, kinh tế, quyền về văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân.

Theo Hiến pháp năm 2013, quyền của công dân Việt Nam được ghi nhận như sau:

- Quyền được sống:

Mọi người đều có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm:

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

+ Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

+ Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

- Quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, được bảo vệ danh dự, uy tín:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Đồng thời, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

- Quyền có nơi ở hợp pháp, bất khả xâm phạm về nơi ở:

+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Tháng 9 cung gì? Giải mã từ các chuyên gia hàng đầu

+ Việc khám xét chỗ ở do luật định. (Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013)

- Quyền tự do đi lại, cư trú:

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

+ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí:

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

- Quyền được bình đẳng về giới tính:

Theo Hiến pháp 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

- Các quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, biểu quyết khi trưng cầu dân ý:

+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

+ Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

- Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

- Quyền được làm việc:

Văn hóa doanh nghiệp? top 5 ví dụ về văn hóa doanh nghiệp

+ Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

+ Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. 

+ Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.

- Một số quyền khác của công dân Việt Nam:

+ Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

+ Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

+ Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.

+ Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

+ Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường…

  1. Nghĩa vụ của công dân là gì?

Nghĩa vụ của công dân là gì?

Nghĩa vụ của công dân là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);

- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (khoản 1 Điều 45);

- Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (khoản 2 Điều 45);

- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 46);

- Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);

- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43);

- Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47);

- Nghĩa vụ học tập (Điều 39);

- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 46).

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tiếp tục kế thừa các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 như, nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Đối với nghĩa vụ nộp thuế đã có sửa đổi về chủ thể là mọi người đều có nghĩa vụ nộp thuế chứ không chỉ riêng công dân như quy định trong Hiến pháp 1992.

Qua đó, có thể thấy được công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, xã hội và sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.

Hy vọng bài viết Quyền là gì, nghĩa vụ là gì? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến phápgiúp bạn hiểu hơn về Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Tháng 7 cung gì ? Giải mã từ A-Z chi tiết và chính xác

TAGS
Scroll To Top