THÔNG TIN NÓNG:

Ngành là gì? Nghề là gì? Phân biệt ngành và nghề. Chọn ngành hay chọn nghề?

Chọn ngành học chính là sự lựa chọn tương lai, đòi hỏi sự đầu tư thực sự nghiêm túc mới mong có được lựa chọn đúng đắn. Chọn đúng ngành, đúng nghề quyết định đến thành công với công việc sau này của mỗi người. Bài viết làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến ngành, nghề, lĩnh vực và một số vấn đề xoay quanh.

Ngành là gì?

Ngành bao gồm nhiều nghề có liên quan tới nhau. Ngành là lĩnh vực chuyên môn mà bạn được học. Ngành sẽ cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng về một lĩnh vực nào đó. Khối lượng kiến thức của ngành thường rất rộng lớn, bao quát.

Từ những môn học, kiến thức tổng quát đó, tùy thuộc vào lựa chọn nghề nghiệp của mình mà bạn sẽ phải tiếp tục đào sâu về một mảng kiến thức, môn học tương ứng, phục vụ cho công việc.

Ngành là gì?

Ví dụ:

- Trong ngành Y có nghề bác sĩ, nghề y tá, nghề hộ lý…Những nghề này có yêu cầu chung đối với người lao động là khỏe mạnh, giầu tình thương, giỏi quan sát, tư duy logic, phán đoán…và đều hướng tới mục đích là phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

- Ngành công nghệ thông tin có các nghề lập trình viên, thiết kế WEB, kỹ thuật viên… Những nghề này đều yêu cầu người lao động khỏe mạnh, ưa hoạt động tĩnh, kiên trì, thích kỹ thuật, nhạy cảm với con số, giỏi tư duy trừu tượng…và đều hướng tới mục đích là chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

- Hay ngành kế toán – kiểm toán có các nghề như kế toán công, kế toán doanh nghiệp , kiểm toán,… Ngành này thường trải qua các môn học như kế toán quản trị, kế toán quốc tế, quản trị tài chính,.v..v

Thế giới nghề nghiệp có thể chia thành hàng chục ngành khác nhau: Ngành giáo dục đào tạo, ngành tài chính, ngành xây dựng, ngành du lịch…

Nghề là gì?

Nghề là gì?

Nghề là công việc mà bạn sẽ làm trong tương lai và có thể gắn bó với bạn cả đời. Nghề đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn, kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực, một mảng nào đó. Một ngành có thể làm nhiều nghề khác nhau nhưng một nghề thì phải có kiến thức chuyên sâu của một ngành. Thông thường, một nghề sẽ gắn liền với tên của một công việc.

Doanh nghiệp tuyển nghề chứ không tuyển ngành.

Ví dụ:

- Nghề Sư phạm sẽ có các chuyên môn Anh văn, toán, nhạc, họa…

- Nghề y sẽ có các chuyên môn như nha khoa, ngoại khoa, thẩm mỹ…

Blog là gì? Tìm hiểu về blog, blogger, và việc viết blog

- Nghề lập trình web phải có kiến thức tốt về một ngôn ngữ lập trình như C/C++, Java hay Python; UX/UI, tư duy logic, sáng tạo…

Sự khác biệt giữa ngành và nghề

* Sự khác biệt giữa ngành và nghề 

Mọi người thường hay bị nhầm lẫn giữa ngành và nghề. Chúng ta có thể hiểu ngành khi bạn học để lấy kiến thức chuyên môn phục vụ nghề (những vị trí công việc cụ thể). Thông thường một ngành có thể làm được nhiều nghề khác nhau.

Ví dụ: ngành kỹ thuât công trình giao thông nhưng có người sẽ làm kỹ sư giám sát trực tiếp các công trình, có người chọn theo hướng kỹ sư thiết kế làm việc văn phòng.

Nhưng trong một số trường hợp, làm một nghề có thể tốt nghiệp từ nhiều ngành học khác nhau.

Ví dụ: thực tế có nhiều nhà báo tốt nghiệp từ nhiều ngành học như: báo chí, ngữ văn, ngôn ngữ học, sư phạm, ngôn ngữ Anh, luật, kinh tế, thậm chí các ngành kỹ thuật.

Sự khác biệt giữa ngành và nghề

* Sự khác biệt giữa nghề và chuyên môn

Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.

Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000.

Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện.

Roto là gì? Stato là gì? Cấu tạo và công dụng của từng loại

Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

* Sự liên quan giữa nghề và nghề nghiệp

Hiểu một cách đơn giản, nghề nghiệp là công việc được xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng. Có thể kể đến nhiều nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, thợ mộc…

Nghề nghiệp cũng là đích đến mà mỗi người đều muốn gắn kết lâu dài. Vì thế nghề nghiệp được lựa chọn dựa trên đam mê, khả năng cũng như sự suy xét lưỡng. Ai ai cũng muốn thực hiện, theo đuổi và ngày càng phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Nếu bạn đã hiểu bản chất nghề nghiệp là gì, hẳn bạn cũng sẽ biết được ý nghĩa quan trọng của nó. Nghề nghiệp không chỉ đem đến cho chúng ta nguồn lực về tài chính mà còn bồi dưỡng nhân cách, áp dụng chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm, thỏa mãn niềm khát khao và tạo nên sự hài lòng về chất lượng cuộc sống.

Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần suy xét thật cẩn thận theo nhiều khía cạnh trước khi đi đến quyết định chọn nghề. Một quyết định chọn nghề sai lầm có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cá nhân. Nó gây nên hàng loạt cảm xúc tiêu cực như cảm giác chán nản, thất bại, bất lực, kiệt sức… Từ đó khiến bạn đánh mất niềm tin và cảm nhận cuộc sống trống rỗng, bế tắc.

Thế giới nghề nghiệp có thể chia thành hàng trăm nghề khác nhau.

Lĩnh vực là gì? Khái niệm lĩnh vực được hiểu như thế nào?

Lĩnh vực là một đơn vị phân loại nghề ở mức độ khái quát nhất. Nó là tập hợp những nhóm ngành có đối tượng nghề nghiệp và yêu cầu đối với người lao động khá giống nhau.

Thế giới nghề nghiệp chia làm bốn lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội, văn hóa nghệ thuật và tổng hợp.

- Lĩnh vực xã hội: Đối tượng của các ngành trong lĩnh vực xã hội là con người. Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất bình thường trở lên, phản ứng nhanh; Tính cách hòa đồng, giầu tình thương… Kỹ năng giao tiếp, tự chủ, biểu đạt tốt…

- Lĩnh vực tự nhiên: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực tự nhiện là các dấu hiệu, là các kỹ thuật hoặc thiên nhiên. Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất tốt, tay & mắt tinh khéo, tập trung chú ý cao; Tính cách thận trọng, tỉ mỉ, nguyên tắc…; Kỹ năng tính toán, quan sát, tưởng tượng tốt …

- Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là cái đẹp. Lĩnh vực này cần những người lao động giầu cảm xúc, có óc thẩm mỹ, sáng tạo cao…

- Lĩnh vực tổng hợp: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực tổng hợp là đa dạng. Có thể là người kết hợp với người, với dấu hiệu hoặc với cả thiên nhiên… Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất tốt, tính cách tự tin, năng động, dũng cảm, đa tài…

Chọn ngành hay chọn nghề?

Chọn ngành hay chọn nghề?
  • Chọn ngành học chính là chọn tương lai vì nghề nghiệp sẽ gắn bó suốt cuộc đời con người: Do vậy, để lựa chọn ngành học phải đảm bảo 2 tiêu chí: Mong muốn và phù hợp. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải chọn một trong 2 tiêu chí trên thì nên chọn ngành mong muốn để có động lực vượt lên mọi khó khăn. Có những công việc bản thân người làm phải có sự đam mê chứ không chỉ đòi hỏi chuyên môn tốt. Chẳng hạn một kỹ sư phần mềm giỏi chưa hẳn là người được đào tạo bài bản, thạo nghề mà đòi hỏi phải thực sự say mê và sáng tạo. Do vậy ưu tiên đáng chú ý khi chọn nghề chính là sự say mê
  • Chọn ngành học là phải biết mình thích gì và mong muốn làm công việc gì trong tương lai: Trên cơ sở đó mới lựa chọn ngành học, trường đào tạo phù hợp với năng lực và điều kiện kinh tế gia đình. Thí sinh phải tìm hiểu thật kỹ thông tin ngành nghề muốn theo học, không nên nghe một chiều tránh tình trạng theo học ngành không phù hợp. Thực tế đã có không ít sinh viên sau một thời gian học đến xin chuyển ngành vì không phù hợp, trong đó có những ngành điểm trúng tuyển rất cao
  • Chọn ngành học có cơ sở đúng đắn: Để xác định được ngành học phù hợp và đúng sở thích, thí sinh có thể tham khảo các phần mềm trắc nghiệm ngành nghề. Bên cạnh đó là tham khảo ý kiến cha mẹ, thầy cô, người đi trước và đặc biệt là những người đang làm công việc mình dự định theo đuổi để có trải nghiệm thực tế.
  • Chọn ngành học dựa trên sở thích và khả năng: Khả năng ở đây là giỏi những môn học để có điểm thi tốt trúng tuyển đầu vào và cả những năng lực chuyên môn sau quá trình học ĐH để làm việc. Chẳng hạn học ngành kiến trúc nhất thiết phải vẽ đẹp và có năng khiếu về mỹ thuật. Ngoài ra cần tính thêm các yếu tố như điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội với công việc đó trong tương lai.

Cuối cùng, cần nhớ rằng: Chọn ngành nghề là lựa chọn tương lai nên cần sự đầu tư nghiêm túc, không được làm theo cảm tính và thiếu suy nghĩ. Việc chọn ngành nghề không phù hợp sẽ không tạo động lực để có được sự tâm huyết và sáng tạo trong công việc.

Hy vọng bài viết Ngành là gì? Nghề là gì? Phân biệt ngành và nghề. Chọn ngành hay chọn nghề?giúp bạn hiểu hơn về Ngành và Nghề. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

M&A là gì? Tại sao các doanh nghiệp lớn thường xuyên thực hiện M&A

TAGS
Scroll To Top