THÔNG TIN NÓNG:

B2B là gì? Khám phá quy trình 7 bước bán hàng B2B

Thuật ngữ “B2B” đã không còn xa lạ gì với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Nó dùng để chỉ mô hình ngành thương mại điện tử và các giao dịch buôn bán. Vậy B2B là gì? Nó đóng vai trò thế nào trong hoạt động kinh doanh? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được B2B là gì và những kiến thức tổng quan về ngành B2B ở Việt Nam hiện nay. Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa về B2B

Khái niệm B2B là gì?B2B là viết tắt của cụm từ Business To Business. Dùng để chỉ hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Nó bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế. Từ việc tư vấn, báo giá cho đến việc lập hợp đồng, mua bán sản phẩm.

Mô hình B2B ngày càng phát triển hơn khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. Trong những năm gần đây, tỷ lệ website hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp tăng lên so với website hướng đến người tiêu dùng, với con số là từ 76,4% đến 84,4%.

B2B là gì
B2B là gì

Quy trình 7 bước bán hàng B2B

Bước 1: Xác định quy trình mua của khách hàng

Bước quan trọng đầu tiên trong quy trình 7 bước bán hàng B2B chính là xác định được quy trình mua của khách hàng. Quy trình mua của khách hàng chính là cơ sở để xây dựng quy trình bán hàng. Để xác định được quy trình mua này, bạn cần thực hiện các công việc sau:

– Tìm hiểu hành vi mua hàng của khách hàng và xác định được các điểm mấu chốt trong quyết định mua của khách hàng.

– Xác nhận lại với khách hàng quy trình mua đã xây dựng ở trên. Việc xác nhận có thể thực hiện bằng cách gọi điện cho khách hàng.

– Sau khi đã xác nhận với khách hàng, hãy xây dựng một quy trình chi tiết. Ở mỗi bước của quy trình, hãy mô tả những công việc mà khách hàng làm ở các khía cạnh khác nhau như bên ngoài, bên trong,…

Giải ngân là gì? Hồ sơ giải ngân gồm những gì? Tìm hiểu a-z quy trình giải ngân vốn vay

Quy trình 7 bước bán hàng B2B
Quy trình 7 bước bán hàng B2B

Bước 2: Xác định các giai đoạn bán hàng

Sau khi xây dựng được quy trình mua hàng của khách hàng, hãy tiến hành xây dựng các giai đọan bán hàng. Các giai đoạn bán hàng này phải tương ứng với các bước trong quy trình mua hàng đã xây dựng ở bước 1. Hãy dành thời gian để xem xét lại xem các giai đoạn trong quy trình mua hàng của khách ở bước 1 có thực sự phù hợp với những tình huống bán hàng trong thực tế hay không.

Bước 3: Xác định mục tiêu bán hàng

Mục tiêu bán hàng là kết quả mà chúng ta muốn hướng tới khi bán hàng. Hãy đặt ra mục tiêu cho đội ngũ bán hàng ở từng giai đoạn bán hàng. Mục tiêu này không chỉ là cái phải đạt được mà còn là động lực để nhân viên bán hàng phấn đấu.

Bước 4: Xác định hành động phải làm

Xác định các hành động phải làm là điều không thể thiếu trong việc xây dựng quy trình bán hàng. Các hành động chính là cụ thể hóa của các giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những hành động khác nhau. Thực hiện hết các hành động của giai đoạn trước thì mới được chuyển sang giai đoạn kế tiếp. Cứ như vậy sẽ tạo ra một quy trình hoàn hảo.

Bước 5: Xác định công cụ bán hàng

Công cụ bán hàng là những trang bị cho nhân viên bán hàng để họ có thể thực hiện được quy trình bán hàng. Những công cụ tốt sẽ giúp họ tăng khả năng chốt sales, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy thì, cần trang bị cho họ những công cụ gì? Hãy điểm qua một vài công cụ hữu ích dưới đây:

– Email soạn sẵn: email soạn sẵn là những mẩu tin soạn sẵn được gửi cho khách hàng. Hãy luôn làm mới nội dung email để khách hàng không nhàm chán nhé!

Machine learning là gì? Tình hình tuyển dụng machine learning tại Việt Nam 2021

– Email tự động: với những doanh nghiệp có danh sách khách hàng lên đến hàng trăm, hàng nghìn người, bạn không thể bỏ tiền ra để thuê hàng chục nhân viên chỉ ngồi gửi email cho khách hàng, vì vậy email soạn sẵn là sự lựa chọn tốt nhất.

– Demo sản phẩm: nếu sản phẩm của bạn có thể tạo demo, hãy thực hiện nó một cách chau chuốt.

– Danh sách khách hàng tiềm năng: danh sách khách hàng này chính là đối tượng mà bạn cần hướng tới.

– Kịch bản bán hàng: kịch bản bán hàng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong vệc liên lạc để tư vấn, thuyết phục khách mua hàng.

Bước 5: Xác định công cụ bán hàng

Bước 6: Xác định công cụ tiếp thị

Bước tiếp theo là xác định công cụ tiếp thị cho mỗi giai đoạn thực hiện. Hãy cùng điểm qua một vài công cụ dưới đây:

– Landing page: hãy xây dựng cho thương hiệu của mình một trang web riêng. Điều này rất hiệu quả trong việc truyền tải thông tin sản phẩm đến khách hàng.

– Infographics: mô tả qua hình ảnh sẽ giúp thông tin dễ hiểu và dễ ghi nhớ.

– Danh thiếp: hãy thiết kế danh thiếp của mình thật khác biệt và nổi bật. Nó sẽ giúp bạn gây được ấn tượng với khách hàng.

Bước 7: Luôn luôn cải tiến quy trình bán hàng

Đừng nghĩ một quy trình bán hàng có thể sử dụng mãi mãi. Hãy luôn luôn đánh giá và cải tiến nó. Bạn cần phải chỉ ra những điểm lạc hậu và loại bỏ nó, thay vào đó là những bước cải tiến hơn. Như vậy quy trình của bạn sẽ luôn được làm mới, luôn phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Kết luận

Qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc B2B là gì trong kinh doanh. Hiện nay mô hình này đang trên đà phát triển nhưng vẫn chưa thật sự có bước tiến hay đột phát gì mới mẻ. Vì vậy, để phát triển theo xu hướng này, các doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược, hướng đi mới mẻ hơn. Đồng thời đổi mới các kênh bán hàng, tiếp thị, đầu tư hơn về thiết kế website thương mại điện tử. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể thực hiện các giao dịch B2B một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Tìm hiểu về hệ thống thuế Việt Nam

TAGS
Scroll To Top