THÔNG TIN NÓNG:

[Cập nhật Mới 13/01/2023] CPI là gì? Chỉ số CPI là gì? Tìm hiểu CPI Việt Nam qua các năm

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính CPI như thế nào là những điều mà các nhà kinh tế rất quan tâm. Nó là một chỉ số được sử dụng để đo lường và đánh giá khả năng tiêu dùng của nền kinh tế. Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn, đừng bỏ lỡ nhé!

CPI là gì?

Khái niệm CPI là gì? CPI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Consumer Price Index, có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Đây là chỉ số dùng để đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng mua.

Hiểu một cách khác, chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số phản ánh về mức thay đổi tương đối về giá của hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính bằng phần trăm (%). Chỉ số CPI chính là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá, thường gọi là lạm phát.

Cập nhật CPI mới nhất của Fed ngày 13/01/2023

Quay trở lại Hoa Kỳ, CPI tiêu đề được chú trọng nhiều đã giảm -0,1% so với tháng trước trong tháng 12, trong khi CPI cơ bản tăng +0,3% so với tháng trước, cả hai đều phù hợp với kỳ vọng. Lãi suất 12 tháng giảm xuống 6,5% YoY từ 7,1% trong tháng 11, tháng giảm tốc thứ 6 liên tiếp, trong khi lãi suất cơ bản YoY giảm xuống 5,7%.

  • CPi tháng 12 trước đó 6
  • CPI dự kiến tháng 1 5.7 thực tế 5.7 

cpi là gì

Ví dụ: Mức giá của các giỏ hàng và dịch vụ gồm: gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, nước... CPI sẽ đo lường mức giá trung bình của các mặt hàng tiêu dùng này mà người tiêu dùng chi trả trong một khoảng thời gian xác định.

Trong nền kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI sẽ đo lường chi phí trong các lĩnh vực sau đây:

C&B là gì? Mô tả công việc chuyên viên C&B

  • Thực phẩm và đồ uống
  • Nhà ở    
  • Quần áo
  • Phương tiện vận chuyển
  • Giáo dục và truyền thông
  • Giải trí
  • Dịch vụ y tế
  • Hàng hóa và dịch vụ khác

Chỉ số CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính bằng phần trăm. Cụ thể CPI đo lường sự thay đổi trung bình về giá theo thời gian mà người tiêu dùng phải trả cho một giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ.

Khi chỉ số CPI tăng đột ngột trong một thời gian cố định thì nền kinh tế đang bước vào giai đoạn lạm phát. Do vậy, đây chính là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát.

chỉ số CPI là gì

Ý nghĩa của CPI

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số phản ánh tương đối xu thế và mức độ biến động của giá cả hàng hóa tiêu dùng cũng như dịch vụ dùng trong sinh hoạt của cá nhân người tiêu dùng hay hộ gia đình. Bởi vậy nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí tiêu dùng theo thời gian. 

Khi CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại. Sự biến động tăng hay giảm của CPI phản ánh tình trạng lạm phát hay giảm phát, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế. Nếu CPI tăng tới mức không thể kiểm soát được thì nguy cơ cao sẽ dẫn đến siêu lạm phát. 

B2B là gì? Khám phá quy trình 7 bước bán hàng B2B

Bên cạnh đó sự sụt giảm của mức giá chung CPI do sự sụt giảm của tổng cầu, gây ra hiện tượng giảm phát và kéo theo suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

CPI Việt Nam qua các năm 1995 - 2022

Theo Tổng cục Thống kê, giá thịt lợn và thực phẩm chế biến từ thịt lợn tăng cao do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 12 trong chín năm gần đây. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ trong việc kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô nên CPI bình quân năm 2019 chỉ tăng 2,79%, thấp nhất trong ba năm qua.

Cụ thể, CPI tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong chín năm qua. Có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 3,42%, chủ yếu do nhóm thực phẩm tăng 4,41%, làm CPI chung tăng 1%) lương thực tăng 0,45%;

Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 2,44% do ảnh hưởng của nhóm thực phẩm tăng, làm CPI chung tăng 0,22%; Nhóm giao thông tăng 0,61%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43% do giá gas trong nước tăng 1,03% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,37%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,33%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,25%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09%; Nhóm giáo dục và dịch vụ giáo dục đều tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,09% so với tháng trước.

ty-so-tieu-dung-cpi-viet-nam

CPI Việt Nam qua các năm 1995 - 2022

Quan sát Biểu đồ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2021 chúng ta có thể thấy trong gian đoạn 1995 - 2021 chỉ số Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):

  • đạt đỉnh cao nhất vào năm 2021 là 171.88
  • có giá trị thấp nhất vào năm 1995 là 40.17

Bảng số liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam qua các năm

Bảng số liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam giai đoạn (1995 - 2021) được sắp xếp thứ tự theo thời gian từ hiện tại đến quá khứ.

NămChỉ số giá tiêu dùng (CPI)
2021171.88
2020168.78
2019163.52
2018159.07
2017153.63
2016148.41
2015144.55
2014143.64
2013138.01
2012129.47
2011118.68
2010100.00
200991.57
200885.81
200769.69
200664.33
200559.88
200455.30
200351.32
200249.72
200147.88
200048.09
199948.93
199846.99
199743.81
199642.45
199540.17

Những thông tin chia sẻ trên, hi vọng sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì cũng như ý nghĩa và ứng dụng của nó trong thực tế. Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Fintech là gì? Top 10 các công ty Fintech tại Việt Nam nổi tiếng nhất

TAGS Tin kinh tế
Scroll To Top