THÔNG TIN NÓNG:

IQ và EQ là gì? Sự khác biệt giữa IQ và EQ

Nhiều người cho rằng IQ quan trọng hơn đối với một người để đạt được thành công trong cuộc sống trong khi các nhà nghiên cứu cho rằng những người có EQ cao sẽ thành công hơn trong sự nghiệp. Vậy chỉ số IQ, EQ là gì, giữa IQ và EQ cái nào quan trọng hơn, chúng có ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời của mỗi người?

Chỉ số IQ là gì?

Chỉ số IQ (Intelligence Quotient) hay chỉ số thông minh, là thước đo khả năng suy luận, nhìn nhận – thấu hiểu vấn đề, tư duy logic, khả năng lập kế hoạch… của một người. Bên cạnh đó, chỉ số IQ còn giúp chẩn đoán các tình trạng khiếm khuyết trí tuệ ở trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh và đưa ra kết luận, mặc dù chỉ số IQ không phải là yếu tố quan trọng, quyết định hoàn toàn sự thành công và hạnh phúc của một người trong tương lai. Tuy nhiên, việc sở hữu IQ cao sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập, công việc, sắp xếp cuộc sống từ đó dẫn đến thành công.

Chỉ số IQ là gì?

Một người có chỉ số IQ càng cao thì khả năng phản xạ, tư duy cũng đều ở mức vượt trội. Những nhà bác học, khoa học lừng lẫy trên thế giới cũng đều là những người sở hữu trí IQ không tưởng.

Đối với người bình thường, chỉ số IQ của họ sẽ dao động từ 85 – 115 vì đây là mức phổ biến nhất. Khi sở hữu chỉ số IQ vượt qua mức này thì bạn sẽ được xếp vào nhóm thông minh, có trí tuệ tuyệt vời hay thậm chí là thiên tài. Những người sở hữu IQ siêu đỉnh luôn có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp và hóc búa, điều mà người bình thường không thể làm được.

Chỉ số thông minh IQ thường được đo lường bằng các bài kiểm tra IQ, ngoài ra còn có thể căn cứ vào các yếu tố như: sự hài hước, thuận tay trái, có năng khiếu về âm nhạc…

Chỉ số EQ là gì?

EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số thông minh cảm xúc, là thước đo khả năng kiểm soát/ điều tiết cảm xúc, sự đồng cảm, động lực thúc đẩy, kỹ năng giao tiếp xã hội… của một người. Chỉ số EQ thường được dùng để đo lường sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.

Bản chất của EQ chính là khả năng kiểm soát kiểm xúc của mỗi cá nhân cũng như tác động đến cảm xúc của những người xung quanh. Và thông thường, người có EQ cao sẽ quyết định hành vi của mình rất tốt.

Chỉ số EQ càng cao chứng tỏ người đó chịu được áp lực cao, có thể bình tĩnh xử lý nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Chỉ số EQ là gì?

Tài xỉu là gì? Hướng dẫn cách chơi tài là gì xỉu là gì và mẹo để thắng dễ dàng

Những người EQ cao cũng thường được biết đến là người sống tình cảm, tiết chế cảm xúc và thông cảm hơn với người khác. Chính vì những yếu tố này mà EQ cũng là yếu tố chính quyết định sự thành công của mỗi người.

Tương tự IQ, người ta đo lường chỉ số EQ bằng các bài kiểm tra EQ. Một số các câu hỏi giúp kiểm EQ như: “Bạn có tự nhiên cảm thấy hạnh phúc không?”, “Điều gì khiến con người hạnh phúc?”, “Làm gì để tăng cảm giác hạnh phúc?”, “Tại sao âm nhạc khiến bạn hạnh phúc?”, “Cảm xúc tiêu cực sẽ cảm mạnh hơn cảm xúc tích cực?” …

Sự khác biệt giữa IQ và EQ

Chỉ số thông minh IQ thường đề cập đến lối tư duy, khả năng nhận thức, trí tuệ. Trong khi đó, chỉ số cảm xúc EQ thường đề cập đến khả năng tưởng tượng, sáng tạo, sự điều tiết cảm xúc, kỹ năng giao tiếp xã hội…

Do đó, nếu đem lên bàn cân hai chỉ số IQ và EQ sẽ khó có thể tránh khỏi sự so sánh khập khiễng. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn có thể hình dung và nhận biết một người, hoặc chính bản thân mình có thuộc típ người có chỉ số IQ và EQ cao hay không:

Sự khác biệt giữa IQ và EQ

Người có chỉ số IQ cao

Những người có chỉ số thông minh cao luôn thuộc về sự logic, ghi nhớ, phân tích và tư duy các vấn đề. Nếu người bình thường cần một ngày để giải quyết một bài toán, ghi nhớ một trang sách thì thời gian của người IQ cao lại ngắn hơn nhiều.

Nhờ đặc điểm của người có IQ cao mà họ rất thích hợp với những ngành nghề như: Nghiên cứu, bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên lập trình, … Đây đều là các công việc đòi hỏi lớn về sự tư duy logic và khám phá ra những điều mới. Tuy nhiên, vì luôn trong trạng thái tập trung cao độ, nói thẳng nói gọn nên người IQ cao thường khá khô khan và dễ làm người khác phật ý.

Dựa vào các kết quả nghiên cứu và thực tế, những người có chỉ số thông minh IQ cao sẽ có các đặc trưng như sau:

  • Có khả năng xử lý tốt về thị giác và không gian, tư duy định lượng, trí nhớ
  • Khả năng lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng và đề ra chiến lược hiệu quả, nhanh chóng đạt được mục tiêu
  • Có nhiều ý tưởng thú vị, sáng tạo cũng như khả năng cao hiểu được những ý tưởng trừu tượng
  • Khả năng học hỏi và thích nghi với sự thay đổi/mọi hoàn cảnh nhanh chóng
  • Sự tư duy nhạy bén, nhanh nhẹn và luôn có hướng phát triển riêng, đảm bảo sự logic và chính xác trước khi cho ra kết quả cuối cùng

Người có chỉ số EQ cao 

Khả năng của người sở hữu EQ cao là biết nhận định, kiềm chế chính xác cảm xúc của mình và mọi người xung quanh. Nhờ vào khả năng quản lý tốt cảm xúc nên người EQ cao có đời sống rất lạc quan và chịu được áp lực cực kì tốt. 

Với đặc điểm này, người có EQ cao thường giữ các vị trí cao trong những lĩnh vực như: Nhà văn, triết học, chuyên gia hay các bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, nhà lãnh đạo, … Với khả năng hiểu thấu mọi người, biết cách dung hòa, kiên nhẫn và định hướng cho họ thì những người có chỉ số cảm xúc cao sẽ là một thủ lĩnh cực kỳ xuất sắc.

@ tiếng anh đọc là gì? Cách đọc Ký hiệu A Còng @ chính xác nhất trong phiên âm tiếng anh

Nếu IQ cao thường dễ khiến người mất lòng bởi sự thẳng thắn thì EQ lại ngược lại. Vì họ sống giàu tình cảm, khéo léo trong mọi mối quan hệ nên luôn được mọi người yêu mến, giúp đỡ và ủng hộ hết mình trong mọi vấn đề.

Những người có chỉ số thông minh cảm xúc EQ cao, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy họ trong số đông nhờ vào các dấu hiệu:

  • Có thể điều chỉnh/làm chủ cảm xúc của bản thân dù rơi vào bất kỳ hoàn cảnh nào
  • Đối với những người khác và những tình huống bất ngờ (tiêu cực) xảy ra, biết cách kiểm soát cảm xúc, điều khiển hành vi của bản thân, cư xử phù hợp và đúng mực tránh tối đa các xung đột
  •  Có khả năng thấu hiểu, cảm thông, đồng cảm với người khác
  •  Khả năng giao tiếp xã hội, kết nối, xây dựng mối quan hệ trở thành thế mạnh
  •  Có khả năng vượt qua được những cám dỗ

Giữa IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?

IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?

- EQ và IQ đều là hai yếu tố quan trọng và cần thiết đối với một con người. Các nhà nghiên cứu khoa học và cả thực tế cuộc sống, đã chỉ ra rằng, sự thành công trong công việc hay trong cuộc sống, mức độ hạnh phúc của một người phụ thuộc vào chỉ số EQ đến 80% và chỉ số IQ chỉ chiếm 20%.

- Chỉ số IQ cao sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tư duy, tính toán một cách chính xác. Và chỉ số EQ cao giúp chúng ta bình tĩnh đưa ra những quyết định có tầm nhìn xa hơn, mang lại lợi ích chung. 

- Không phải bất cứ ai thành công đều có IQ cao mà là người có khả năng thuyết phục dẫn dắt được người khác theo mình. 

- Năng lực cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng đến lựa chọn mua sắm của khách hàng. Nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel, Daniel Kahnman đã phát hiện ra rằng mọi người thà giao dịch với những người mà họ tin tưởng và yêu thương hơn là những người mà họ không tin tưởng và thích, ngay cả khi phải trả giá đắt. so với một sản phẩm cấp thấp hơn.

Vậy nên không thể nói rằng IQ hay EQ quan trọng hơn, mà chúng ta cần biết cân bằng và tư duy đúng khi nào nên vận dụng IQ và khi nào cần EQ. Điều này sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống. 

Những cách để cải thiện IQ và EQ

Cách để cải thiện IQ

  • Chơi ô chữ: Các nghiên cứu cho thấy trò chơi ô chữ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
  • Bổ sung nghệ cho cơ thể: Loại gia vị này có chứa chất curcumin được cho là có tác dụng giảm nguy cơ suy giảm trí tuệ.
  • Tập thể dục: Các bài tập aerobic không chỉ giúp tăng cường cơ bắp mà còn giúp trí não nhạy bén. Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể sản xuất BDNF, một phân tử dẫn đến sự hình thành các tế bào thần kinh và khớp thần kinh mới.
  • Tập chơi một loại nhạc cụ: Cố gắng tập chơi một loại nhạc cụ như guitar, trống,… điều này sẽ thích thú với các hoạt động trong não kiểm soát trí nhớ và phối hợp các hoạt động tốt hơn. Rất nghiên cứu đã chứng minh điều này. Theo một cuộc khảo sát năm 2011, kết quả kiểm tra trí thông minh của trẻ từ 4-6 tuổi đã tăng lên đáng kể chỉ sau một tháng được học nhạc, đặc biệt là các loại nhạc cụ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Giáo sư Glenn Schellenberg tại Đại học Toronto (Canada), những học sinh đạt thành tích cao nhất trường hầu hết đều đã học nhạc.
  • Bổ sung vitamin D: Vitamin D đóng một vai trò trong sự phát triển sức khỏe của não bộ. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự chuyển hóa vitamin D ở vùng hải mã và tiểu não, những khu vực liên quan đến việc tiếp nhận, xử lý thông tin và hình thành thông tin mới. Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ vitamin D để não bộ của trẻ được phát triển toàn diện. Ở người cao tuổi, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức vitamin D thấp có liên quan đến chức năng não bị suy giảm, và việc tăng mức vitamin D có thể giúp phục hồi chức năng não.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ không chỉ cần thiết cho quá trình tái tạo của cơ thể mà còn là điều kiện để đầu óc luôn sảng khoái và có thể tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo cho những vấn đề cũ. Giấc ngủ giúp xóa bỏ những hạn chế và giúp não “khởi động lại” để nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, điều này rất cần thiết cho sự sáng tạo. Giấc ngủ còn được biết đến như một biện pháp tăng cường trí nhớ, giúp bạn tập thể dục và cải thiện hiệu quả hoạt động của não bộ.
  • Hít thở sâu: Hít thở sâu là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện khả năng hoạt động của não bộ. Nhờ hít sâu, lượng không khí vào não nhiều hơn nên não sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi): Hơn một nửa khối lượng não được tạo thành từ chất béo và hơn 65% trong số này là axit béo Omega. Những chất béo quan trọng này giúp sản xuất và phát triển các tế bào não, duy trì tính linh hoạt của màng tế bào và đóng một vai trò rất lớn trong chức năng của tế bào thần kinh. Theo nguyên tắc, hãy cố gắng ăn ít nhất 2 lần một tuần những loại cá này để giúp não bộ nhạy bén hơn.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc giàu chất xơ kết hợp với rau, trái cây, quả hạch, rượu vang và dầu ô liu có thể chống lại quá trình oxy hóa, chống viêm và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. như huyết áp cao.
  • Học ngoại ngữ: Có nhiều nghiên cứu cho rằng học ngoại ngữ có thể giúp con người thông minh hơn. Những đứa trẻ được dạy ngoại ngữ từ nhỏ tỏ ra thông minh hơn những đứa trẻ bình thường khác. Học ngoại ngữ có thể tăng cường trí nhớ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, cảm xúc và phản xạ, đồng thời nó cũng giúp bạn hiểu thêm về một nền văn hóa.

Những cách để cải thiện IQ và EQ

Cách để cải thiện EQ

Không giống như IQ, con người thực sự có thể cải thiện trí thông minh cảm xúc của mình. Trí tuệ cảm xúc có thể được rèn luyện, ngay cả ở người lớn. Điều này dựa trên một nhánh khoa học mới được gọi là sự dẻo dai thần kinh.

Trí tuệ cảm xúc có thể được rèn luyện theo những cách sau:

  • Hãy rèn luyện sự tập trung để đầu óc được ổn định và minh mẫn.
  • Thiền chánh niệm
  • Phát triển kỹ năng lắng nghe của bạn với người khác
  • Duy trì năng lượng và thái độ sống tích cực
  • Thực hành tự nhận thức
  • Rèn luyện khả năng tiếp nhận lời phê bình một cách chọn lọc
  • Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo
  • Kiểm soát cảm xúc tiêu cực
  • Bổ sung và nâng cao vốn từ vựng trong giao tiếp
  • Tập đặt mình vào vị trí của người khác trong các tình huống giao tiếp.

Hy vọng bài viết IQ và EQ là gì? Sự khác biệt giữa IQ và EQ giúp bạn hiểu hơn về IQ và EQ. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Boss là gì? Con Sen là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi boss và con sen

TAGS
Scroll To Top