THÔNG TIN NÓNG:

Sự khác biệt giữa vi khuẩn và virus

Mặc dù chúng ta đã nghe không ít về vi khuẩn và virus, tuy nhiên trên thực tế chúng đều không thể quan sát được bằng mắt thường, do vậy không dễ để hiểu tường tận về vi khuẩn và virus. Vấn đề quan trọng là cần nắm được những điểm khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn và virus.

Sự khác biệt giữa vi khuẩn và virus

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, tương đối phức tạp, nhiều loại có thành cứng và màng mỏng, có màng cao su bao quanh chất lỏng bên trong tế bào. Chúng có khả năng tự sinh sản. Các hồ sơ hóa thạch cho thấy vi khuẩn đã tồn tại khoảng 3,5 tỷ năm và vi khuẩn có thể tồn tại trong các môi trường khác nhau, bao gồm nhiệt độ cực cao và lạnh, chất thải phóng xạ và cơ thể con người.

Hầu hết các vi khuẩn là vô hại và một số thực sự hữu ích bằng cách tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, chống lại các tế bào ung thư và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ít hơn 1% vi khuẩn gây bệnh ở người.      

Virus là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus là dạng sống nhỏ nhất và đơn giản nhất, chúng nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 tới 100 lần. Virus bao gồm một lớp vỏ protein và lõi của vật liệu di truyền, là RNA hoặc DNA.

Virus không thể tồn tại mà không có vật chủ. Chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách tự gắn vào các tế bào. Trong hầu hết các trường hợp, chúng lập trình lại các tế bào để tạo ra virus mới cho đến khi các tế bào vỡ ra và chết. Trong các trường hợp khác, chúng biến các tế bào bình thường thành tế bào ác tính hoặc ung thư.

Hầu hết các loại virus đều gây bệnh và chúng khá cụ thể về các tế bào chúng tấn công. Ví dụ, một số loại virus tấn công các tế bào trong gan, hệ hô hấp hoặc máu. Trong một số trường hợp khác, virus nhắm mục tiêu vào vi khuẩn.

Sự khác biệt giữa vi khuẩn và virus

Phân biệt vi khuẩn và virus

IPO là gì? Khám phá những thương vụ IPO nổi tiếng nhất trên thế giới

Virus cần tới một vật chủ sống (thực vật hay động vật) để nhân lên, trong khi hầu hết vi khuẩn có thể phát triển trên những bề mặt không có sự sống.

Vi khuẩn có đủ bào quan (thành phần cấu trúc hợp thành tế bào) để phát triển và nhân lên và thường sinh sản vô tính. Ngược lại, virus thường chỉ chứa thông tin - DNA hoặc RNA, bao quanh bởi lớp vỏ protein. Chúng cần bào quan của tế bào chủ để sản sinh. Phần “chân” của virus sẽ bám vào bề mặt tế bào và rồi vật liệu di truyền bên trong virus sẽ được truyền vào tế bào. Nói cách khác, virus không thực sự “sống”, chỉ cơ bản là thông tin (DNA hay RNA) trôi nổi cho tới khi chúng gặp vật chủ phù hợp.

Vi khuẩn là sinh vật sống nên có thể sử dụng cả vắc-xin và kháng sinh để phòng ngừa và tiêu diệt. Virus, về cơ bản, không phải sinh vật sống, bởi chúng cơ bản ở trong tình trạng “ngủ đông”. Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ bị hệ miễn dịch tiêu diệt nếu bị nhận diện là kẻ xâm nhập trước khi tiếp xúc được với một tế bào. Nếu không bị tiêu diệt, quá trình lây nhiễm sẽ bắt đầu. Khi đó, virus chỉ hoạt động nhờ DNA hoặc RNA nên rất khó bị nhận diện. Dùng kháng sinh diệt virus cũng sẽ diệt luôn tế bào chủ. Vì vậy, để tiêu diệt virus, người ta sử dụng các thuốc kháng virus, chứ không phải thuốc kháng sinh. Tiêm vaccine là cách phòng, chống virus tốt nhất.

Nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus

Nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus

Nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus có nhiều điểm tương đồng. Cả hai loại nhiễm trùng đều do vi sinh vật - vi khuẩn và virus, thêm vào đó chúng đều lây lan qua các con đường sau:

  •     Ho và hắt hơi;
  •     Tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đặc biệt là qua hôn và quan hệ tình dục;
  •     Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, thực phẩm và nước;
  •     Tiếp xúc với các sinh vật bị nhiễm bệnh, bao gồm vật nuôi, gia súc và côn trùng như bọ chét và ve.

Nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây ra:

Nguyên hay Cựu? Khi nào dùng Nguyên, khi nào dùng Cựu?

  •     Nhiễm trùng cấp tính chỉ xảy ra trong thời gian ngắn;
  •     Nhiễm trùng mãn tính, có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc suốt đời;
  •     Nhiễm trùng tiềm ẩn, có thể không gây ra triệu chứng lúc đầu nhưng có thể hoạt động lại trong một vài tháng hoặc vài năm.

Quan trọng nhất, nhiễm trùng do vi khuẩn và virus đều có thể gây ra các bệnh từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus có thể gây ra các triệu chứng tương tự như ho, hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút - tất cả đều là cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ các sinh vật truyền nhiễm. Nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn và virus không giống nhau ở nhiều khía cạnh quan trọng khác, hầu hết là do sự khác biệt về cấu trúc của sinh vật và cách chúng phản ứng với thuốc.

Tiêu diệt chúng bằng cách nào?

Tiêu diệt chúng bằng cách nào?

Kháng sinh chỉ được sử dụng khi tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Có thể uống điều trị toàn thân hoặc điều trị tại vị trí tổn thương do nhiễm khuẩn bằng bôi, dán… Ngoài ra có thể kết hợp thuốc kháng viêm, hạ sốt để tăng hiệu quả.

Trường hợp nhiễm khuẩn do virus thì kháng sinh không có tác dụng, cần loại thuốc kháng virus riêng. Khác với kháng sinh có thể dùng cho nhiều loại nhiễm khuẩn, thuốc kháng virus thường chỉ có tác dụng cho từng loại cụ thể đã được nghiên cứu. Khi chưa xác định được cụ thể loại virus thì chỉ cần điều trị triệu chứng như viêm, sốt… kết hợp với các loại kháng virus tự nhiên giúp đem lại sự an toàn cho người bệnh.

Tiêm vắc xin là giải pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt là bị bệnh do virus. Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên, có thể là vi khuẩn và virus đã bị giảm độc lực hoặc các vi sinh vật bất hoại, đã chết hay chế phẩm từ vi sinh vật, dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động. Vắc-xin sẽ khiến hệ miễn dịch “ghi nhớ” và tạo ra kháng thể chống lại nó. Khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực sự, hệ miễn dịch sẽ nhận ra và có khả năng chống lại.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?

Thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng các biện pháp sau đây:

  •     Rửa tay kỹ (một trong những cách tốt nhất để tránh cảm lạnh);
  •     Bắt tay với người bị cảm lạnh là yếu tố nguy hiểm, do vậy bạn tránh dụi mắt hoặc mũi ngay sau đó;
  •     Thực phẩm cần được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt;
  •     Các loại rau và thịt phải được lưu trữ riêng và chuẩn bị trên các thớt khác nhau;
  •     Thịt nên được chế biến sạch sẽ;
  •     Hãy nhớ rằng thức ăn có chứa những sinh vật vô hình không nhất thiết sẽ có mùi khó chịu;
  •     Một số sinh vật chết khi thức ăn đã được nấu chín, nhưng chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại gây tiêu chảy và nôn mửa;
  •     Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.

Nhiễm trùng là loại bệnh điều trị bằng kháng sinh. Để ngăn ngừa tình trạng gia tăng của các chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có toa chỉ định của bác sĩ và khi sử dụng thuốc nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị: uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian quy định. Còn đối với các bệnh truyền nhiễm do virus, phòng bệnh là phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.

Hiện tại, có nhiều bệnh gây ra do virus có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin như viêm gan siêu vi A, B, cúm, viêm não Nhật Bản,… Hãy liên hệ với bác sĩ để biết thêm thông tin về các bệnh có thể tiêm ngừa cũng như chủng ngừa đầy đủ cho bản thân và gia đình bạn.

Hy vọng bài viết Sự khác biệt giữa vi khuẩn và virusgiúp bạn hiểu hơn về Vi khuẩn và virus. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.

Thần số học số 5: Giải mã cuộc đời của những người mang số 5

TAGS
Scroll To Top